Các Nguyên Liệu Làm Phân Bón Hữu Cơ Hiệu Quả Và Tiết Kiệm Nhất

Hiện nay, do quá chạy theo năng suất là lợi nhuận nên nhiều nhà vườn đã quá lạm dụng các loại phân vô cơ hóa học làm đất trồng bị thoái hóa và chai cằn nghiêm trọng. Thời gian đầu cây của chúng ta có thể phát triển nhanh cho năng suất cao nhờ vào lượng phân bón vô cơ dồi dào, nhưng sau này, cây sẽ nhanh chóng suy kiệt, cho năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh, thậm chí là chết cả vườn cây.

Các nguyên liệu làm phân bón hữu cơ hiệu quả
Các nguyên liệu làm phân bón hữu cơ hiệu quả

Một hệ canh tác chỉ bền vững, khi độ phì nhiêu của đất được ổn định và có sự hài hòa giữa hữu cơ và vô cơ. Để đạt được điều này, bà con cần tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ và vi sinh cho vườn nhà. Bởi vì, phân vô cơ sẽ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng dồi dào, giúp cây phát triển và tăng sản lượng nông sản. Trong khi đó, phân hữu cơ lại giúp cải tạo lại đất trồng, cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho đất, tăng độ phì nhiêu và tơi xốp. Ngoài ra, việc sử dụng các nguồn phân hữu cơ làm bằng phế phẩm nông nghiệp hay chăn nuôi còn giúp chúng ta làm trong sạch môi trường, giảm ảnh hưởng các hiện tượng ô nhiễm, khí thải nhà kính,…

Phân dơi ủ dạng lỏng với EM-AG sau 14 ngày
Phân dơi ủ dạng lỏng với EM-AG sau 14 ngày

Ngoài các loại phân hữu cơ bán sẵn trên thị trường hiện nay, chúng ta cũng có thể tự ủ phân bằng chính các nguyên liệu hoặc chất thải trong hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của mình. Hôm nay, bà con hãy cùng với Tin Cậy khám phá thêm các nguyên liệu để tự sản xuất phân hữu cơ tại nhà hiệu quả và tiết kiệm nhất nhé.

Phân chuồng

Là loại phân bón hữu cơ làm bằng phân và nước tiểu của của gia cầm, gia súc như: phân gà, phân bò, phân heo, phân dê, phân dơi…

Phân chuồng có nhiều ưu điểm như: dễ tìm, giá rẻ, có nhiều chất dinh dưỡng khoáng, cung cấp chất mùn để cải tạo, tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp cho đất…

Nhưng nhược phân chuồng lại là chứa ít chất dinh dưỡng và dễ chứa nhiều mầm bệnh, vi khuẩn, hạt cỏ dại… gây bệnh cho cây, nên bà con cần phải lưu ý ủ hoai phân chuồng trước khi đem đi bón cho cây.

Phân heo trộn chung với vỏ trấu và rơm ủ bằng men vi sinh EM1
Phân heo trộn chung với vỏ trấu và rơm ủ bằng men vi sinh EM1

Phân cá (Đạm cá)

Phân hữu cơ Đạm Cá đối với các bà con trồng cây ăn trái, nhất là sầu riêng thì nên sử dụng loại phân bón này, vì nó mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm. Đạm cá là một loại phân bón hữu cơ được thủy phân từ cá nước ngọt với thành phần chính là dinh dưỡng hữu cơ, giúp cho cây trồng hấp thu tối đa chất dinh dưỡng và cho năng suất cao nhất.

Trong đạm cá có chứa các loại Amino Acids và các khoáng chất khác cần thiết cho cây, giúp bộ rễ khỏe mạnh, lá to, dày, kháng sâu bệnh tốt. Thúc đẩy sự phát triển cây trồng, giúp cây chắc khỏe, tăng hệ miễn dịch đối với nấm bệnh. Phục hồi các cây bị yếu. Giúp bà con giảm sử dụng và tiết kiệm chi phí bón phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.

Đạm cá chứa các chất dinh dưỡng hữu cơ, khi bón sẽ giúp đất tơi xốp, phát triển hệ vi sinh vật có lợi, không làm chai cằn đất như các loại phân hóa học. Nhờ vậy, bà con không cần tốn thêm chi phí để cải tạo đất sau vụ mùa.

Phân hữu cơ đạm cá sau khi ủ có màu nâu vàng và thơm mùi mắm cá
Phân hữu cơ đạm cá sau khi ủ có màu nâu vàng và thơm mùi mắm cá

Không nên ủ phân bằng cá nước mặn vì trong cá nước mặn có hàm lượng muối, khi ủ thành phân bón thì nó vẫn còn tồn đọng trong đó. Tuy lượng muối rất nhỏ, nhưng bón vào đất lâu ngày làm hư đất, nếu phân cá có độ mặn cao khi phun lên cây sẽ làm cháy lá, hư trái…

Phân đậu nành – bánh dầu

Cũng giống như phân cá, phân đậu nành sẽ cung cấp đầy đủ nguồn đa lượng, trung lượng và vi lượng cùng các axit amin giúp cây dễ hấp thu dinh dưỡng và sử dụng phân một cách triệt để. Đặc biệt, theo nghiên cứu cho thấy phân đậu tương có lượng đạm thực vật chiếm 40%, nguồn đạm này rất tốt và an toàn với cây trồng, cách ủ lại đơn giản, dễ làm.

Mời bà con cùng tham khảo cách ủ phân bánh dầu bằng men vi sinh EM-AG của Tin Cậy:

4) Phân từ rác thải sinh hoạt và phế phẩm nông nghiệp:

Phân rác thải là sử dụng các phế phẩm hữu cơ từ sinh hoạt của các hộ gia đình: mùn rác, thức ăn thừa hoặc phế phụ phẩm của các nhà máy chế biến thực phẩm, đồ uống, bã rượu.

Còn phân từ phế phẩm nông nghiệp có thể được làm từ các nguyên liệu như: Rơm rạ, vỏ trấu, thân cây đậu, bắp, bã mía, vỏ cà phê, v.v…

Các phụ phế phẩm này có hàm lượng dinh dưỡng cũng khá phong phú. Và để tạo dinh dưỡng ở dạng dễ tiêu cho cây trồng, cần áp dụng những kỹ thuật ủ phân bằng các loại chế phẩm men vi sinh EM gốc.

Mời bà con cùng tham khảo cách ủ vỏ cà phê làm phân bằng men vi sinh EM-AG của Tin Cậy:

Vỏ cà phê ủ bằng men vi sinh EM-AG sau 7 tháng
Vỏ cà phê ủ bằng men vi sinh EM-AG sau 7 tháng

Trên đây là những chia sẻ của Tin Cậy về các nguyên liệu làm phân bón hữu cơ tại nhà hiệu quả và tiết kiệm, hy vọng sẽ giúp ích cho bà con, vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư, nâng cao năng suất và thu nhập. Bà con có bất cứ thắc mắc nào về cách làm hoặc nguyên liệu để ủ phân bón hữu cơ, hãy liên hệ cho Tin Cậy để được giải đáp nhé! Xin chào và hẹn gặp lại bà con trong các bài chia sẻ lần sau!

Tác giả: Mỹ Linh

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:


Mọi thông tin về “Các nguyên liệu làm phân bón hữu cơ hiệu quả và tiết kiệm nhất”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo