Sau một ngày dài làm việc thì về nhà nơi góc vườn hay sân thượng có vài chậu cây cảnh sẽ giúp mọi người xua tan căng thẳng, mệt mỏi. Có nhiều cách để tạo dáng cho một chậu cây cảnh đẹp, một trong những cách chơi cây cảnh phổ biến và được ưa chuộng trên thế giới là Bonsai. Thế giới của bonsai là nơi mà sáng tạo thăng hoa, hãy cùng Nông nhàn chiêm ngưỡng thế giới tuyệt vời này!

Chúng tôi chia sẻ với bà con các mẫu cây cảnh bonsai được các nghệ nhân và nhà vườn trưng bày tại Triển lãm Bonsai Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 15 vừa qua tại KDL Suối Tiên (Asia Pacific Bonsai & Suiseki Exhibition 15th).

b1

Bonsai là một loại cây cảnh đẹp để trưng bày và thưởng ngoạn ở trong nhà hoặc ngoài sân, nhưng ý nghĩa sâu xa và là cái thú của người chơi là động viên con người phải sống mạnh mẽ giống như cây bonsai đã sống, nó còn giúp ta kiên nhẫn hơn và khéo léo hơn. Mỗi cây bonsai lại ẩn chứa một ý nghĩa tiềm tàng trong nó mà người tạo tác muốn biểu lộ thông qua dáng cây, gố rễ, cành lá, hoa,…

b2

Nguồn gốc của bonsai là Trung Quốc sau đó lan sang Hàn Quốc và Nhật Bản nhưng người Nhật đã nâng tầm của bonsai lên tầm cao mới nổi tiếng toàn thế giới. Ngày nay cách chơi kiểng bonsai phổ biến khắp mọi nơi, tại Việt Nam chúng cũng rất được ưa chuộng đặt biệt là khu vực miền Tây Nam Bộ.

b3

Bonsai là từ của tiếng Nhật: 盆栽; nghĩa Hán – Việt: là “bồn tài”, nghĩa là “cây con trồng trong chậu” là loại cây cảnh nhỏ có dáng cổ thụ trồng trong chậu cảnh, hoặc có thể hiểu:

+ Bon: cái khay, cái chậu.

+ Sai: cây, trồng cây.

b5

Trên thế giới, người ta chia ra thành bốn nhóm:
  • Cây cao dưới 15 cm là loại bonsai rất nhỏ (bonsai mini)
  • Cây cao từ 16 đến 30 cm là loại bonsai nhỏ
  • Cây cao từ 31 đến 60 cm là loại bonsai trung bình
  • Cây cao trên 60 cm là loại bonsai lớn

b5

Loại dưới 15 cm là “mini bonsai”, thường được trồng trong chậu nhỏ và trưng bày trong nhà. Còn loại trên 60 cm là cây trồng trong chậu đặt ở sân vườn hoặc trước hàng hiên nhà.

BON7

Ban đầu, chỉ có 5 thế bonsai cơ bản là: thẳng đứng (Chokkan), thẳng đứng phóng khoáng (Moyogi), nghiêng (Shakan), thác đổ (Kengai) và nửa thác đổ (Han Kengai ). Về sau, người ta phát triển thành nhiều thế khác như: rễ phủ trên đá (Sekijoju), rễ trong đá (Ishizuke), chổi (Hokidachi ), bạt phong (windswept), song thụ và tam thụ (Ikadabuki), thế lùm (clump style), văn nhân (bunjin-gi), thế cành rủ (weeping style), thế gỗ mục (dead wood) và nhóm cây hay rừng (Yose Uye),…

Thẳng đứng

bon8

Thân nghiêng

bon9

Thác đổ

bon10

Bán thác đổ

bon11

Thế gỗ mục

bon12

Bạt phong hồi quy

bon13

Phụng vũ

bon14

Song thân

bon15

Đa thân

bon16

Thế rừng

bon17

Thế kèm đá hay rễ trên đá

bon18

Muôn hình vạn trạng 

bon19

Về chủng loại cây thích hợp tạo tác cũng rất đa dạng: từ các loại chơi cành lá thân gốc như: sam, tùng, đa, sanh, si,…đến các loại có hoa: mai vàng, mai chiếu thủy, đào, sứ,…hoặc đến cây ăn quả: me, khế, mận, ổi,…

Chơi hoa

bon20

Thích lá xanh tươi

bon21

Rễ phụ chằn chịt

bon22

Thân “chết” nhưng vẫn “sống”

bon23

Cần hoa có hoa

bon24

Cổ thụ trong chậu

bon25

Cả thân thụ và hoa

bon26

Một vòm đầy hoa sẽ rất đẹp

bon27

Dù là dáng nào hay loại cây nào thì bonsai cũng là nơi người chơi cây cảnh gửi gắm tâm tư tình cảm vào chậu cây. Từ bất khuất trước bão giông hoặc kiêng cường nơi đá sỏi hay sang trọng oai hùng của linh vật, bàn tay của người chơi cây cảnh khéo léo uốn nặn từng chiếc lá từng cành cây từng cọng rễ để tạo nên dáng hình mình mong muốn.

Không còn đơn thuần là thú vui tao nhã, bonsai mang trong mình tâm hồn của người nghệ sĩ tạo nên mà người chơi chúng cũng được gọi là nghệ nhân. Thỏa sức sáng tạo, tận hưởng đam mê là điều mà ai cũng cẩm nhận được, nơi mà không có giới hạn nào cho bất cứ ai!

Nông Nhàn chúc bà con trồng bonsai thành công còn người chơi thì luôn hạnh phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo