Không Còn Mancozeb, Dùng Gì Để Trị Bệnh Cây Trồng?
Với việc chất lượng nông sản cần được cải thiện qua từng ngày để phù hợp các tiêu chí xuất khẩu khắt khe, các hoạt chất có hoạt tính mạnh mà lưu tồn lâu dài sẽ bị loại bỏ dần khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại Việt Nam.
Gia nhập được các thị trường khó tính đồng nghĩa phải tăng chất lượng nông sản, tuân thủ các tiêu chí chất lượng mà nước sở tại đưa ra.
Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn dự kiến kế hoạch các hoạt chất sẽ được đưa ra khỏi danh mục:
- Quý 2 – 2022, gồm hoạt chất Carbosulfan, Benfuracab;
- Quý 1 – 2023, nhóm thuốc Dithiocarbamate: Mancozeb, Propined, Zineb, Maneb, Zizam;
- Quý 2 – 2023, nhóm thuốc trừ cỏ: Atrazine, Acetochlor;
- Quý 4 – 2023 loại bỏ hoạt chất Chlorothalonil, nhóm thuốc Carbaryl, Propineb, Thiodicarb và nhóm thuốc kháng sinh: Erythromycin, Gentamicin sulfate, Kanamycin sulfate, Oxytetracycline (oxytetracyline hydrochloride), Streptomycin (streptomycin sulfate), Tetramycin.
Trong đó có hoạt chất Mancozeb là hoạt chất gần như được ưa chuộng nhất để diệt trừ các loại nấm bệnh trên cây trồng như: thán thư, xì mủ, thối nhũn, … Vậy sau khi bị cấm thì người làm nông sẽ dùng gì để thay thế hoạt chất hiệu quả này?
1. Về hoá học
Tuy đã cấm thuốc mạnh như Mancozeb trong nhóm Sulpher thì vẫn còn đó nhiều hoạt chất trừ nấm hiệu quả khác như: Nhóm thuốc gốc azole (Hexaconazole, Thiabendazole, …), nhóm carboxin, metalaxyl, ….
Nhóm thuốc gốc đồng an toàn hơn: nano đồng, đồng Oxychloride, đồng carbonate, đồng sunfat (booc – đô).
Vẫn còn đó là các loại vôi để rải sát trùng hoặc tạo các hỗn hợp trị nấm hiệu quả (booc – đô).
2. Về sinh học
Các sản phẩm sinh học, vi sinh sẽ nghiêng về phòng bệnh nhiều hơn là chữa bệnh mặc dù hiệu quả chữa bệnh cao nhưng sinh học, vi sinh cần thời gian để có thể tiêu diệt mầm bệnh.
Nấm đối kháng Trichoderma
Trong quá trình sinh sống, nấm trichoderma ức chế sinh trưởng của nhiều loài nấm gây bệnh như: Nấm Fusarium, Rhizoctonia, Sclerotium, Pythium … Sợi nấm trichoderma quấn chặt các sợi nấm khác. Đồng thời tiết ra chất kháng sinh tiêu diệt nấm bệnh.
Trichoderma được coi là loài nấm đối kháng quan trọng với các loài nấm bệnh trong đất. Do đó có thể dùng nấm Trichoderma trị các bệnh chết rễ ở tiêu, lở cổ rễ cà phê, xì mủ sầu riêng, thối rễ bơ,…Ngoài ra, hầu hết các bệnh về rễ ở cây trồng cũng sẽ được cải thiện khi dùng loại nấm này.
Bên cạnh Trichoderma, còn có nấm đối kháng Chaetomium với hiệu quả tương tự.
Chế phẩm Chitosan
Chitosan là một dẫn xuất của chitin (từ vỏ tôm, cua), hoàn toàn an toàn cho cây trồng, vật nuôi.
Khả năng kháng nấm, vi khuẩn cũng như cơ chế màng bọc giúp chitosan trở thành chất kháng sinh tự nhiên cho cây trồng, không bị kết hợp cùng phân thuốc để tạo thành chất có hại. Do đó chitosan cũng được phun phòng nấm bệnh hại cho cây trồng, giúp giảm chi phí canh tác.
Phân sinh học WEHG
Phân sinh học WEHG được chiết xuất 100% từ thảo mộc chứa các khoáng chất, vi lượng, chất hữu cơ cung cấp dưỡng chất cho cây trồng đồng thời có tác dụng cải tạo đất, phát triển tốt hệ thống vi sinh vật đất và đặc biệt giúp phòng trừ hiệu quả nấm và sâu bệnh hại tấn công cây trồng.
WEHG cũng cho hiệu quả tiêu diệt nấm tốt với các bệnh như: thối nhũn, thán thư, xì mủ, …
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
- Chế phẩm vi sinh Trichoderma (Bio-TC)
Do vậy bà con yên tâm là khi một số hoạt chất bị cấm sẽ có các hoạt chất khác thay thế hoặc chuyển hướng canh tác để có những giải pháp thích hợp cho vườn nhà. Chúc cô, chú, anh, chị có vụ mùa như ý và ít rủi ro nhé!
Tác giả: Minh Cường
Mọi thắc mắc về “Không còn mancozeb, dùng gì để trị bệnh cây trồng?”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0902 882 249 – 0358 867 306 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ