Kỹ Thuật Làm Trái Trên Cây Sầu Riêng
Hôm nay, anh em Nông Nhàn lại có dịp đến thăm Lâm Đồng. Chúng tôi lái xe băng qua những con đường quanh co, mỗi đoạn cua tay lái đủ khiến anh em phấn khích cũng như là một chút hồi hộp. Trong tiết trời se se lạnh, những con đường thông xanh ngút, khung cảnh thật mơ màng khó tả.
Dịp này lên Lâm Đồng Nông Nhàn ghé thăm vườn sầu riêng của Anh Thành, anh Thuyết ở Đạ Huoai, Lâm Đồng được nghe Anh chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích về cách trồng sầu riêng.
Như mọi người đã biết dù có hình dáng bên ngoài xù xì với những lớp gai nhọn hoắc nhưng từ bao giờ mà loại trái cây này thuộc hàng hoàng tộc nữ hoàng của các loại trái cây. Là một loại trái cây đặc sản với vị béo, hương vị đặc biệt không lẫn vào bất cứ loại trái cây nào.
Bạn có thể ăn vụng bất cứ trái cây nào nhưng với sầu riêng thì cả xóm bạn đều biết đó. Cái tên cũng rất khác thường Sầu Riêng “Sầu riêng chứ không sầu chung, nỗi sầu, nỗi buồn một mình – Nông Nhàn chỉ nói cho vui thôi ạ”.
Sầu riêng cũng có rất nhiều giống: hạt lép, Chuồng Bò, Khổ Qua, Ri 6, Mon Thon,… mỗi giống cây có những đặc trưng riêng. Hôm nay, Nông Nhàn sẽ cùng Anh Thuyết chia sẻ với bà con về những kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc trồng sầu riêng nhé.
Anh Thuyết chia sẻ trước khi làm bông, Anh dùng lân với NPK 20-20-20 phun kích thích để già đọt. Xịt 2-3 lần cách nhau 7 ngày, 1 ký pha cho 3 phuy xịt ướt hết cây, lá. Xịt vào lúc sáng sớm trước 9h và sau 3h chiều.
Sau khi phun kích thích hoa sầu riêng, để hoa tự thụ phấn và đồng thời tiến hành lặt bớt hoa nếu hoa quá dày để hoa Sầu Riêng to khỏe. Khi phát hiện hoa sắp xả nhụy chúng ta phun hãm đọt, đồng thời ngưng tưới nước để hãm đọt đối với vùng đất ẩm, đối với vùng thoát nước tốt nên tưới lượng nước bằng ½ so với bình thường, để đất quá khô hoặc quá ướt sẽ sẽ không tốt.
Nếu để cây bung đọt trong lúc xổ nhụy cây sẽ bị rụng trái, trường hợp này Anh gọi là “tháo khớp”, thời gian xả nhụy tầm khoảng 10 ngày.
Từ lúc mắt cua tới bông búp 2-3 ngày tưới nước/ lần, bỏ phân NPK 20-20-20, dùng phân nở càng tốt. Đánh rãnh để bón phân hiệu quả hơn hoặc ta bón phân trên bề mặt. Dùng thuốc xịt chống rầy chích hút, hóa trị diệt rầy. Nên dùng chế phẩm sinh học để hạn chế làm nóng hoa và cây.
Trái lớn tiến hành đi phân nước lại thì cây đi đọt lại
Khi trái to bằng đầu ngón tay tiến hành bón phân NPK kết hợp với bón chế phẩm vi sinh,
Khi trái bằng trái cau tiến hàng thúc trái bỏ phân 3 số: 18-18-18, 15-15-15, 20-20-20, bỏ luân phiên 15 ngày bỏ 1 lần 0,5kg.
Sau khi đậu trái tiến hàng tỉa bớt những trái không đẹp hoặc quá nhiều, sau đó xịt phân hoặc bón gốc phân có hàm lượng Bo, mục đích để dẻo cuốn.
Sau khi đậu trái nên dùng thuốc trị nấm pha với thuốc sâu để diệt bọn côn trùng chít hút và hạng chế nấm trái và thối đít, 10 ngày xịt 1 lần. Cách ly thuốc 20 ngày trước khi cắt trái.
Dùng phân Kali để trái chắc khoẻ và nên tăng cường bón phân Kali gần cuối vụ thu hoạch. Phân bón hiệu quản nên bón cách gốc 1.5m – 3m tùy vào tán và độ tuổi của cây.
Sầu Riêng có bệnh xì mủ chảy nhựa, xì mủ có 2 loại: Xì mủ ướt và xì mủ khô, bệnh xì mủ ướt dễ trị hơn, bà con cạo bỏ phần vỏ của cây, khoét tới xương, bôi Ridomil đồng thời diệt luôn con mọt rừng.
Sau khi cạo có mùi chua, mọt rừng sẽ bu vào, ta dùng bình xjt kiến xịt chết hết rồi đợi khô 30 phút rồi bôi thuốc vào, khi đó mới hiệu quả.
Xì mủ khô thì bà con cạo bỏ phần ngoài và bôi Tetracyclin nếu cây không bớt ta tiến hàng xịt lên cây kèm thêm Ridomil, AGRI-FOS 458 BLUE, trị thối trái, kho cành, xì mủ.
Cách phát hiện xì mủ khô là thấy đùn mùn cưa trên thân cây, mủ nước là có nước đọng lại trên thân cây, dễ phát hiện nhất là lúc 7-8h sáng.
Tuyến trùng rễ làm cho cây rụng lá bà con cần chăm sóc rễ cẩn thận để phòng ngừa bệnh. Sử dụng chế phẩm Trichoderma lúc bón kèm với phân chuồng. Phân chuồng khi bón cho cây phải ủ thật kỹ với Trichoderma và men vi sinh phân hủy.
Phân chuồng rất tốt chi nền hữu cơ, 1 cây ta ta bón 20-50kg phân hoai mục đã ủ tùy vào độ tuổi của cây. Để ngừa tuyến Trùng rễ nên xịt thường xuyên Ridomil.
Cột trái thường sau khi trái đạt tầm 1kg nhằm để tránh gió, hạng chết rụng những trái đã chọn.
Khi trái đạt tầm 2-2.5kg bỏ Kali cho cơm vàng. Không nên bỏ Kali sớm, bỏ sớm trái sẽ chậm lớn. Dùng thuốc nung trái khi trái đạt tầm 0.3kg để trái trái đẹp hơn.
Bệnh nấm trái bán rất thấp giá, chỉ cần bị 1 vết nhỏ cũng làm trái bị mất đi giá trị, ngừa bệnh nấm trái phải xịt định kỳ khi hoa xổ nhị xong, 10 ngày xịt 1 lần, nếu trái bị nấm hồng phải cắt bỏ ngay, nếu để sẽ lây qua trái khác.
Khi trái đạt 1.8-5kg đối với ri6, 1.8-5.5kg đối với Monthong là đạt chuẩn, tùy vào độ tuổi và sức khỏe của cây bà con nên chọn số lượng phù hợp để cây đủ sức mang trái, không nên để trái quá nhiều hoặc quá ít dẫn tới chất lượng trái không đạt loại 1.
Theo kinh nghiệm anh Thành, không nên trồng chung Ri 6 với Monthong vì thời điểm cho trái và thời gian thu hoạch của 2 loại này khác nhau, nếu trồng chung thì việc làm trái gặp khó khăn cho việc đi phân tưới nước.
Sau khi thu hoạch xong bà còn nên cắt tỉa cành và đi phân thuốc trở lại để cung cấp dinh dưỡng cho cây; đồng thời xịt vôi hòa với gốc đồng, 3kg vôi + 3kg đồng cho phuy 200lit xịt 3-4 lần cho cây Sầu Riêng nóng và sẽ dộp da, khi đó sẽ dễ phát hiện các bệnh ở thân cây.
Độ pH trong cây Sầu Riêng rất quan trọng. Khoảng pH từ 5,5-7 là khoảng lý tưởng cho cây Sầu Riêng. Cây hấp thu dinh dưỡng để nuôi trái, nếu pH không ổn định, lượng phân bón đưa vào thúc trái, cây không hấp thu được dẫn tới chất lượng trái kém, không đạt năng suất như mong đợi, nên kiểm tra thường xuyên độ pH của đất để duy trì đúng và bón phân hợp lý.
Những chia sẻ trên hy vọng có thể giúp cho bà con có được cách chăm cây tốt hơn, cho một vụ mùa bội thu hơn.
Nguyễn Thảo