NUÔI TRÙN QUẾ TẠI CỦ CHI
Việc nuôi trùn quế rất đơn giản không cần nhiều kỹ thuật, có thể tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn, diện tích nuôi và đặc biệt là vốn đầu tư thấp. Sau 5 năm khởi nghiệp, diện tích hiện có 4ha với 80 dãy trại. Anh Xuân chia sẻ cho chúng tôi cách nuôi trùn quế (giun quế).
Chuẩn bị chuồng trại
Chọn nơi đất cao ráo, thoáng mát, không bị ngập úng vào mùa mưa, thoát nước, thoát nhiệt tốt. Có thể đặt trại nuôi giun ở dưới tán cây bóng mát, tán cây công nghiệp hay cây ăn quả vì đảm bảo được độ ẩm vào mùa nắng nóng. Có nguồn nước tưới thường xuyên, trung tính, sạch.
Anh chia sẻ cách làm trại, đối với nuôi trùn quế diện tích trại 100m2 cần khoảng 65 cây tầm vông. Sau đó được cắt ra từng khúc theo kích thước tính từ mặt đất lên là 1.5m, mái lợp 2.4m, cọc sau khoảng 35cm và kích thước cho bạc che với bạc lót nền là 1 cây bạc kích thước ngang 6m x dài 50m. Bạc lót nền được chọt lỗ để cho thoát nước tốt giúp giữ độ ẩm môi trường nuôi thuận lợi. Trung bình khoảng 4m2 bạc nên chọt khoảng 12-15 lỗ.
Kích thước của 1 dãy nuôi: ngang 1.8m, dài 50m. Tường nuôi được xây cao 25-30cm tùy thiết kế, được đóng đinh cứng cáp và các mép bạc được bắn đinh vuông vức để thuận lợi cho việc thu hoạch trùn và phân.
Màng phủ phía trước dùng để che nắng che mưa cho giun. Mái che có thể là tấm bìa, bạc nilon đều được. Mái che được thiết kế phủ mặt trước của trại nuôi để tăng độ che phủ tạo thêm bóng tối cho trùn mục đích che mưa, che nắng, giúp trùn quen với bóng tối để tới giai đoạn thu hoạch thuận lợi hơn.
Chuẩn bị dụng cụ nuôi giun quế
Dụng cụ để xới, thu hoạch và chăm sóc giun như: cào để thu hoạch giun, xe kéo thức ăn cho giun ăn, gáo múc, bạc lót để thu hoạch giun,…
Chuẩn bị chất nền và con giống
Chất nền tốt nhất là phân trâu, phân bò, phân heo, phân gà, các chất hữu cơ khác. Chất nền phải sạch, tơi xốp, giàu dinh dưỡng và đặc biệt không được lẫn trấu vào vì vỏ trấu nhám làm giun bị rát da trong quá trình di chuyển.
Con giống và ấu trùng được lấy ở dạng sinh khối để thích nghi với môi trường. Sinh khối có sẵn các ấu trùng, kén và lẫn giun bố mẹ trong đó. Ấu trùng được rải đều các mặt luống của dãy nuôi với mật độ thích hợp khoảng 15 – 20kg sinh khối/m2. Sau đó ấu trùng sinh sôi và nảy nở từ từ. Các dãy nuôi phải được lót 1 lớp nền bằng phân bò, trâu, gà heo, đã hoai mục. Nếu không lót nền thì lượng sinh khối ban đầu cần thả phải nhiều, chi phí mua sinh khối cao hơn. Đối với việc mới thả giống lần đầu thì sau 2 tháng mới thu hoạch được trùn, rồi các đợt thu hoạch sau sẽ cách nhau 3-4 tuần là có thể thu hoạch được, khi đó lượng trùn đã nhiều và sinh nở rất nhanh.
Thức ăn cho giun quế (trùn quế)
Thức ăn của giun là phân trâu, bò, heo, gà,…ngâm lại trong bể được xây sẵn theo tỷ lệ 20% nước và 80% phân. Các bể phân được thiết kế trước đầu các dãy trại thuận lợi cho việc nhận phân và phân chia thức ăn cho các trại. Trung bình 1 bể 2,5 khối thì cấp đủ cho 5-7 trại/ lần cho ăn. Nếu địa phương có sẵn cả phân heo và phân bò thì nên phối trộn 2 loại này lại thì sản lượng trùn rất đạt khi thu hoạch.
Cho giun ăn
Phân sau khi ủ ngâm với nước dùng gáo khuấy. Múc phân từ bể đưa đến các dãy nuôi cho trùn ăn bằng xe tự chế. Thời gian cho giun ăn và độ loãng của phân phụ thuộc vào kỹ năng người nuôi. Độ loãng của phân phụ thuộc vào thời điểm cho ăn. Thời tiết khô ráo, độ ẩm trong trại phân thấp thì nên pha loãng hơn để tạo độ ẩm nền phân đạt khoảng 60-70% thuận lợi cho môi trường nuôi.
Thời gian cho ăn cách 1 ngày cho ăn 1 lần. Thức ăn được làm đặc hơn thì giun sẽ ăn 3-4 ngày mình cho ăn lại. Hạn chế việc cho ăn cách nhiều ngày vì cho ăn như vậy giun chậm phát triển, lượng trùn ít. Thức ăn được rải trên mặt đệm lót dày 1 lớp dày 1-3 cm. Khoảng cách các lớp phân cách nhau 20-25cm và hôm sau cho ăn lại thì sẽ bỏ ngược lại. Không nên bỏ thức ăn đè trên lối đã cho ăn trước. Mục đích để giun qua lại tạo ra một nền đệm lót được tốt hơn và tạo cho trại nuôi có một mặt bằng ổn định.
Thu hoạch giun
Trùn thu từ lúc 4h sáng lúc mà giun lên mặt ăn thức ăn nhiều nhất. Giun được lấy chuyển ra ngoài tấm bạc trải sẵn. Sau đó gặp ánh sáng với việc chạm vào giun thường xuyên, giun sẽ chui xuống trở lại đề mình loại bỏ lớp phân ra.
Lớp sinh khối trên bề mặt sau khi được đưa ra ngoài. Sau đó được vun lên thành hàng, dùng cào để gạn bớt các phân ra qua 1 bên. Khi gặp ánh sáng và thường xuyên cào nên giun thụt rất nhanh xuống dưới để trốn. Cứ thế làm liên tục đến khi lớp sinh khối mỏng đi không cào được nữa thì dùng chổi để quét.
Càng về cuối thì phải quét nhanh, liên tục nếu giun không còn chỗ núp nó sẽ bò ra ngoài. Lúc đó mình gom giun lại và cho vào khay để thương lái đến lấy hàng.
Phân đã được loại bỏ hoàn toàn và sẵn sàn giao cho khách hàng dùng trong Tôm Cá
Những lớp phân sau khi được loại bỏ, trùn vẫn còn sót lại. Ấu trùng và trùn lớn sẽ được đưa lại vào trong trại để tiếp tục tạo lớp sinh khối. Tiếp tục cung cấp thước ăn nuôi lại. Không cần phải thả giống lại.
Những lưu ý trong quá trình nuôi trùn quế anh Xuân Chia sẻ:
Khó khăn nhất là việc chọn địa hình phải thoát nước tốt. Khu vực nuôi phải ít gió vì trại làm bằng bạc để tiết kiệm chi phí. Trời mưa sẽ làm độ ẩm phân tăng lên và không thể thu hoạch giun. Thuận lợi là dường như nuôi giun không thấy có hiện tượng bệnh xảy ra.
Bà con muốn nuôi hoặc tư vấn có thể liên hệ anh Xuân qua số máy: 0355 022 752
Xem thêm kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tại Đây
Tác giả: Nguyễn Thảo
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ