Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
Nhu cầu thưởng thức trái sầu riêng của người tiêu dùng Trung Quốc tăng mạnh trong thời gian vừa qua đã tạo ra nhiều đợt sốt giá đỉnh điểm như tháng 11/2023 với giá hàng loại 1 của sầu riêng Ri 6 thu mua tại kho lên đến 123.000/kg và sầu riêng Monthong đẩy lên mức 145.000/kg.
Giá sầu riêng tăng cao trong vài năm liên tục đã giúp không ít nhà vườn trở nên khấm khá hơn, nhận thấy cơ hội đổi đời nên từ đồng bằng cho đến triền núi người dân đua nhau trồng sầu riêng. Đến nay tổng diện tích trồng sầu riêng cả nước đã hơn 150.000ha vượt xa con số 75.000ha theo định hướng đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cuộc đua trồng cây tỉ đô vẫn còn rất nóng, khi mà sản lượng xuất khẩu luôn tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Khi nhu cầu càng tăng cao thì với những bà con chuẩn bị trồng sầu riêng vẫn còn đang loay hoay, còn với những vườn cây đã cho thu hoạch thì điều bà con quan tâm nhiều nhất đó là: Làm sao để cây sầu riêng phát triển khỏe mạnh, mang được nhiều trái và cho chất lượng vượt trội về mẫu mã lẫn chất lượng.
Ngoài các kỹ thuật cắt cành, tạo tán cho cây sau mỗi vụ thu hoạch thì điều quan trọng nhất và xuyên suốt đó là vấn đề về đảm bảo dinh dưỡng.
Dinh dưỡng trong chăm sóc cây sầu riêng
Dinh dưỡng cho cây trồng nói chung và cây sầu riêng nói riêng chỉ gói gọn trong ba loại là dinh dưỡng đa, trung và vi lượng (gồm cả vô cơ và hữu cơ). Có 13 chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng và chúng được chia thành ba nhóm chính gồm:
- Nhóm đa lượng bao gồm: Đạm (N), Lân (P) và Kali (K), đây là các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cây trồng cần cung cấp nhiều nhất.
- Nhóm trung lượng bao gồm: Lưu Huỳnh (S), Canxi (Ca) và Magie (Mg), đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần cung cấp với số lượng trung bình.
- Nhóm vi lượng bao gồm: Kẽm (Zn), Sắt (Fe), Đồng (Cu), Manga (Mn), Boron (Bo), Clo (Cl) và Molypden (Mo), đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần cung cấp với số lượng ít.
Trong nông nghiệp, cả 13 chất dinh dưỡng thiết yếu trên đều được con người cung cấp cho cây trồng bằng cách bón phân hữu cơ và bón phân vô cơ (hay còn gọi là phân hóa học).
Phân vô cơ sau bón cho hiệu quả nhanh, mạnh kịp thời cung cấp dinh dưỡng ở các giai đoạn chạy trái sầu riêng, nhưng nếu bón dư thừa dễ làm tổn hại cây và tạo môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh phát sinh. Phân hữu cơ tuy cho hiệu quả chậm hơn nhưng nếu có kế hoạch sử dụng đúng đắn sẽ mang lại lợi ích về lâu dài đạt được tính bền vững cho cây trồng.
Xu hướng nông nghiệp hiện nay là ứng dụng các sản phẩm hữu cơ, sản phẩm sinh học vào trong trồng trọt, trong canh tác cây sầu riêng cũng như thế. Hầu hết bà con trồng sầu riêng đều từng nghe qua sản phẩm đạm cá dùng làm phân bón.
Đặc biệt sản phẩm đạm cá khi sử dụng trên cây sầu riêng đã mang đến hiệu quả vô cùng thuyết phục với nhiều cành lá to, khỏe mạnh, mẫu trái tròn đều hộc và hồi phục mạnh mẽ cho cây sau thu hoạch. Ở sản phẩm đạm cá do Công ty Tin Cậy đang được phép lưu hành với khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây sầu riêng từ giai đoạn cây con cho đến khi thu hoạch.
Trong đạm cá có gì?
Đạm cá Panga với bảng thành phần dinh dưỡng gồm:
- Chất hữu cơ tổng:………..25%
- Tổng C/N:…………………..8%
- Tỷ trọng:…………………..1,05
- pHH2O:………………………5
Đạm cá Panga là thành phẩm của quá trình thủy phân (ủ) cá và được sử dụng hoàn toàn từ cá nước ngọt nhằm đảm bảo cây trồng dễ hấp thu, ngoài cung cấp nguyên tố đạm (N) thì với những ai đã có kinh nghiệm sử dụng đạm cá trong quá trình nuôi trái sẽ nhận thấy khả năng lên màu của cơm sầu riêng và đậm vị hơn so với chỉ dùng thuần phân vô cơ.
Ngoài ra các vi sinh vật có lợi trong đạm cá khi bổ sung vào đất cũng giúp tăng cường hệ vi sinh vật trong đất, tăng khả năng đề kháng cho cây trồng chống lại các mầm bệnh.
Tương tự đạm cá thì đạm đậu nành cũng là một sự lựa chọn cần được ưu tiên trong giai đoạn nuôi trái sầu riêng, bởi khả năng cung cấp đạm và cả Canxi, Bo giúp tăng khả năng đậu trái, hạn chế tháo khớp khi rụng sinh lý. Trái sầu riêng trong quá trình nuôi trái khi được bổ sung đạm đậu nành được đánh giá là tròn trái, nở hộc và ít bị tháo khớp.
Màu sắc của đạm đậu nành đã thành phẩm
Đối với cây sầu riêng giai đoạn ra mắt cua – kéo đọt: có thể sử dụng đạm cá hoặc đạm đậu nành hoặc phối hợp cả 2 loại phun gốc khi mắt cua được 3-4cm (khi đã xác định được mắt cua là chồi bông hay chồi lá)
Phun gốc: 1 lít đạm cá + 1 lít đạm đậu nành + 200 lít nước
Bà con nên quan tâm nhiều hơn đến việc bổ sung phân hữu cơ định kỳ hằng năm, nên kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học bổ sung đa dạng các chủng vi sinh vật có lợi tạo nên môi trường kháng bệnh cho cây trồng, như là nấm Trichoderma hay vi khuẩn Bacillus spp., vi khuẩn Lactobacillus spp., vi khuẩn quang dưỡng Rhodopseudomonas palustris, Phodobacter johrii, Nấm men Sacharomyces sp…
Khi sản xuất được những quả sầu riêng chất lượng thì con đường xuất khẩu nông sản sẽ dễ dàng tạo nên thương hiệu riêng, an toàn cho môi trường, đồng thời nâng cao sức khỏe người tiêu dùng, tạo ra chuỗi giá trị bền vững cho nền nông nghiệp nước nhà.
Hy vọng những chia sẻ trên đây mang lại nhiều thông tin thực tế và hữu ích cho bà con. Hẹn gặp lại bà con ở những bài viết tiếp theo. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về bài viết “Tầm quan trọng của phân hữu cơ trong chăm sóc cây sầu riêng”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ