10 Điều Về Đạm – Bà Con Cần Nắm Vững
1. Trong cơ thể thực vật, đạm là quan trọng nhất
- Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong cơ thể sống, đạm là thành phần cơ bản của protein – chất cơ bản biểu hiện sự sống kể cả ở động vật.
2. Đạm tham gia vào nhiều hợp chất cơ bản của cây
- Đạm cấu thành diệp lục và các chất men, thành phần cơ bản của nucleic, trong ADN, ARN và nhân tế bào, nơi cư trú của các thông tin di truyền, đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein
3. Đạm kích thích sự phát triển của rễ
- Điều này có thể thấy rõ ở việc bón các dòng phân chuồng trước khi trồng cây, nhờ phân đạm mà bộ rễ phát triển, kéo theo đó là việc hấp thu chất dinh dưỡng được tăng cường
4. Bón đủ đạm cây sẽ như thế nào?
- Màu lá xanh thẫm, sinh trưởng khoẻ mạnh, chồi búp phát triển mạnh, năng suất cao. Cây ăn quả khi bón đủ đạm sẽ là tiền đề cho năng suất cao, mùa vụ bội thu.
5. Cây trồng bị gì khi bón thừa đạm
- Khi thừa đạm, lá màu xanh tối, thân lá mềm, tỷ lệ nước cao, dễ mắc sâu bệnh. Thừa đạm làm cho thời gian sinh trưởng của cây kéo dài. Khi này cần bổ sung lân và kali để trung hoà lại lượng đạm bị dư, dẫn đến tốn kém.
6. Vậy thiếu đạm thì cây bị làm sao?
- Cây thiếu đạm lá có màu vàng, sinh trưởng phát triển kém, còi cọc, có khi bị thui chột, thậm chí rút ngắn thời gian tích luỹ chất khô, năng suất thấp, phẩm chất kém.
7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hấp thu đạm của cây?
- Cây trồng hấp thu đạm ở dạng ion: NO3- và NH4+; Cây con sẽ hấp thụ ion NH4+ mạnh hơn NO3; khi độ pH của đất ở mức trung tính (pH=7) cây hấp thụ NH4+ mạnh, khi đất bị chua (pH<7) cây hấp thu NO3- mạnh
8. Đất sẽ mất đạm khi nào?
- Khi pH đất từ 3,5 – 5,5 đạm sẽ bị mất dưới dạng N2O. Ở vùng đất bị ngập nước và rửa trôi lượng đạm bị mất đi cũng rất đáng kể. Thời tiết quá khô hạn làm cho đạm bị bốc hơi vào khí quyển.
9. Biện pháp làm giảm mất đạm
- Sử dụng phân dạng Amon. Vì đất giữ NH4+ chứ không giữ NO3
- Bón phân đạm cùng chất ức chế để hạn chế quá trình nitrat hoá.
- Bón chất hữu cơ định kỳ từng vụ, từng năm, làm đất thoáng khí, tạo điều kiện để đất thoát nước tốt.
10. Lưu ý khi sử dụng phân đạm
- Các phân đạm hiện nay có Ure, SA, đạm clorua, đạm photphat (DAP)… nhìn chung khi sử dụng đạm, đất đều sẽ bị chua, khi bón liên tục và với số lượng lớn cần phải kiểm tra độ pH của đất vườn rồi tiến hành bón vôi cho phù hợp.
Xem thêm:
- Nếu kết hợp phân đạm với phân hữu cơ sẽ làm giảm tính chua của phân đạm, (Các nhà vườn đã phối trộn NPK và đạm cá, đạm đậu nành để phối trộn tưới mang lại hiệu quả cao)
- Không phối trộn phân đạm với vôi và tro bếp. Nên bón vôi và tro trước 7 ngày rồi mới tiến hành bón đạm, khi đấy phân đạm mới mang lại hiệu quả.
Đạm tự do trong đất và không khí, cây trồng không thể tự hấp thu được mà phải qua trung gian thông qua quá trình cố định Nitơ của các loài vi khuẩn cố định đạm trong đất. Các vi khuẩn này sống tự do trong đất hoặc công sinh với rễ (tạo thành các nốt sần trên rễ). Hiện nay có khoảng 600 loài cây có vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh.
Nổi bật nhất trong số đó là cây họ Đậu. Trên rễ cây họ đậu sẽ có nhóm vi khuẩn Rhizobium cộng sinh, chúng có tác dụng chuyển hoá Nitơ trong đất và không khí thành Amoniac sau đó cung cấp đạm cho cây dưới dạng glutamine hoặc ure. Hiện nay các loài vi khuẩn này đang được ứng dụng nhiều trong sản xuất phân đạm để tăng hiệu quả sử dụng phân đạm. Ngoài ra việc trồng xen cây họ đậu trong vườn hoặc lân phiên rau màu với cây họ đậu là một biện pháp cải tạo đất vô cùng hiệu quả.
Phân đạm mặc dù là quan trọng nhất nhưng không phải là tất cả, bên cạnh đó còn có Lân, Kali và các trung vi lượng khác, giúp cấu thành một cơ thể sinh vật hoàn chỉnh. Hi vọng qua bài viết này bà con đã có thêm kiến thức về phân đạm. Chúc bà con thành công
Tác giả: Duy Tân
Mọi thắc mắc về bài viết “10 Điều về đạm – Nông dân cần nắm vững”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ