10 Lưu Ý Về Nấm Trichoderma

Đến nay, khoảng 50 loài nấm Trichoderma được tìm thấy và có 33 loại có khả năng đối kháng các loại nấm bệnh, vi khuẩn gây hại. Trong đó, 11 loài có khả năng đối kháng cao như Trichoderma harzianum, Trichoderma seesei, Trichoderma aureoviride,….

Hầu hết các sản phẩm trên thị trường điều được sử dụng những loại Trichoderma nói trên. Nấm đối kháng Trichoderma là chủng nấm đối kháng thuộc họ Hypocreaceae. Chúng luôn có mặt trong đất, sống nhiều xung quanh vùng rễ, bảo vệ rễ trước sự xâm nhập của nấm bệnh từ bên ngoài. Chúng ngăn chặn gần như tuyệt đối, đối kháng, tiêu diệt các loại nấm bệnh bằng các enzym tiết ra từ cơ thể của chúng.

Một số loại nấm Trichoderma
Một số loại nấm Trichoderma. Nguồn ảnh: Internet

Trichoderma (viết tắt là Tricho) – vi sinh vật đối kháng với các tác nhân gây bệnh hại phổ biến như Phytopthora, Fusarium, Pythium, tuyến trùng… nhờ tiết ra các enzym b-glucanase để phân hủy vách tế bào của nấm noãn, gồm b-1,3-glucan và cellulose.

Việc sử dụng các chế phẩm Trichoderma trong nông nghiệp rất phổ biến ở nước ta đặc biệt trên các loại cây mẫn cảm với Phytopthora như cây sầu riêng, mít Thái siêu sớm, hồ tiêu… Trichoderma được sử dụng rất phổ biến tuy nhiên vẫn có một số lưu ý mà có thể nhiều người chưa để ý, sau đây tôi xin chia sẻ một vài điểm cần lưu ý khi sử dụng nấm đối kháng Trichoderma để mang lại hiệu quả cao nhất có thể.

Cơ chế hoạt động của nấm trichoderma

  • Cơ chế ký sinh trên nấm: Ký sinh nấm là sự tấn công trực tiếp của một loài nấm trên loài nấm khác và thường được định nghĩa là sự đối kháng trực tiếp, bao gồm 4 bước liên tiếp:
    • Bước đầu tiên: được gọi là sự phát triển có tính chất hướng hóa, tức là tiết ra một tác nhân kích thích hóa học gây ra bởi nấm ký chủ đã hấp dẫn chủng nấm ký sinh (nấm đối kháng)
    • Bước thứ hai: được gọi là sự nhận diện đặc hiệu, tức chủng nấm ký sinh nhận diện được bề mặt tế bào của nấm ký chủ.
    • Bước thứ ba có 2 quá trình:
      •  Quá trình thứ nhất: được gọi là sự quấn, tức sợi nấm ký sinh Trichoderma bao quanh sợi nấm ký chủ.
      • Quá trình thứ hai: bao gồm sự tương tác và tiếp xúc sợi nấm gắn kết với nhau, tức sợi nấm Trichoderma phát triển hoàn toàn dọc theo sợi nấm ký chủ.
    • Bước thứ tư: bao gồm sự tiết các enzyme phân giải đặc biệt, chúng sẽ phân hủy vách tế bào của nấm ký chủ.
Cơ chế hoạt động của nấm Trichoderma trong đất
Cơ chế hoạt động của nấm Trichoderma trong đất. Nguồn ảnh: Internet

Một số lưu ý về sản phẩm trichoderma

  • Các sản phẩm chứa nấm đối kháng Trichoderma có nhiều tên gọi khác nhau trên thị trường như: Nấm Trichoderma, Nấm đối kháng Trichoderma, Chế phẩm trichoderma, Chế phẩm nấm Trichoderma, Chế phẩm sinh học Trichoderma, Chế phẩm Tricho, Nấm đối kháng Trichoderma Bacillus… Chung quy vẫn là sản phẩm chứa các chủng nấm Trichoderma có khả năng tiêu diệt nấm bệnh, ngoài ra các sản phẩm có thể bổ sung thêm các vi sinh vật khác có khả năng phân giải đạm, lân…
  • Mật độ bào tử chứa trong một gram chế phẩm càng cao thì càng tốt. Ví dụ trên bao bì sản phẩm có ghi Trichoderma tổng số = 10^9 CFU/g nghĩa là trong một gram sản phẩm có chứa tới 1 tỉ bào tử.
  • Chủng Trichoderma của sản phẩm Trichoderma là tên gọi chung. Có tới 33 loại Trichoderma có khả năng đối kháng tốt với nấm bệnh và vi khuẩn gây hại, mỗi loại có những đặc tính và khả năng đối kháng với từng loại nấm bệnh khác nhau.
  • Các loại nấm Trichoderma bản địa (được thu thập và phân lập tại Việt Nam) sẽ có hiệu quả hơn các loại “nhập khẩu” vì chúng đã quen với điều kiện đất đai và khí hậu tại Việt Nam, nên khi được bón vào đất chúng sẽ phát triển, tiêu diệt nấm bệnh được hiệu quả hơn.
  • Sản phẩm có ngày sản xuất càng mới càng tốt. Thường các sản phẩm dạng bột sau 6 tháng đã bắt đầu giảm mật độ bào tử nhanh.
So sánh tác động của Trichoderma đến chất hữu cơ
So sánh tác động của Trichoderma đến chất hữu cơ

Lưu ý khi sử dụng

  • Không trộn chung nấm Trichoderma với các thuốc hóa học, thuốc diệt nấm vì cơ bản Trichoderma vẫn là loại nấm, khi tiếp xúc với các thuốc này sẽ gây chết nấm Trichoderma. Khuyến cáo kết hợp Trichoderma với các phân thuốc có nguồn gốc sinh học.
    • Các loại phân bón sau sẽ làm giảm và mất tác dụng của Trichoderma: Urea, SA, KCl (kali muối ớt), Bo ( dạng Borat hay Boric)
    • Các chất vi lượng gốc Sulphat: CuSO4, MnSO4, ZnSO4, MgSO4, FeSO4, hoặc lân chua – super lân còn nhiều dư lượng axit H2SO4.
  • Nấm Trichoderma không phát triển trên nền đất xấu, nên tưới nấm Trichoderma kèm theo nguồn thức ăn “dễ tiêu” là các chất hữu cơ sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng như: dùng Trichoderma kèm đạm cá nước ngọt thủy phân, rỉ mật đường, phân hữu cơ hoai mục (phân bò, phân gà, phân heo…)
Kết hợp bộ 3 Đạm cá, Humic và Trichoderma mang lại hiệu quả tối đa
Kết hợp bộ 3 Đạm cá, Humic và Trichoderma mang lại hiệu quả tối đa
  • Mùa nắng nên giữ lại cỏ và phát cỏ tủ xung quanh gốc sau đó phun Trichoderma, cần duy trì độ ẩm đất giúp Trichoderma phát triển và sinh trưởng tốt trong đất. Khi bắt đầu mùa mưa tăng cường bón Trichoderma giúp tăng khả năng phòng ngừa nấm bệnh gây hại trong mùa mưa.
  • Các loại vôi đều có tính diệt khuẩn: CaO (vôi nung, vôi cục), CaCO3, MgCO(vôi nông nghiệp, dolomite)

Dưới tác dụng của điều kiện tự nhiên các loại vôi  nông nghiệp dể dàng chuyển hoá qua lại  như phản ứng sau:

CaCO3 ßà CaO + CO2

MgCO3 ßà MgO + CO2

CaO và MgO tạo ra từ phản ứng trên là chất diệt khuẩn cực mạnh, nên khi  nấm Tricho kết hợp với các loại loại vôi này sẽ mất tác dụng và gây lãng phí, phải có thời gian cách ly 15-20 ngày sau mới sử dụng  nấm Trichoderma.

  • Nấm Trichoderma hoạt động trong môi trường hiếu khí, nên cần oxi trong quá trình sinh sống, vì vậy khi ủ phân với Trichoderma không được đậy kín và định kỳ nên đảo trộn phân ủ. Đặc biệt, không dùng Trichoderma để ủ trong dung dịch nước (ủ cá, ủ ốc, ủ tôm, ủ trái cây…) vì lúc này Trichoderma chủ yếu hoạt động ở bề mặt dung dịch ủ sẽ không phân hủy được các thành phần lắng đọng bên dưới.

Vừa rồi là phần chia sẻ của tôi về những lưu ý khi sử dụng nấm đối kháng Trichoderma trong nông nghiệp, tôi hy vọng với những lưu ý này sẽ có thể giúp ích được cho quý cô/chú anh/chị trong quá trình chăm sóc cây trồng. Cảm ơn quý bà con đã theo dõi và hẹn gặp lại quý bà con ở các bài viết sau.

Chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu!

Tác giả: Thiên Nhiên

Mọi thắc mắc về bài viết “10 Lưu ý về nấm Trichoderma”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo