Cần Làm Gì Khi Sầu Riêng Đang Chạy Trái Gặp Mưa

Thời điểm đầu tháng 4 này, trên khu vực như Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước,… đã bắt đầu xuất hiện những cơn mưa đầu mùa. Lúc này cũng là lúc cây sầu riêng đang mang trái phải gồng mình trước những cơn mưa như trút nước đầu hè.

Mưa to kèm giông lốc khiến cây sầu riêng đang mang trái đổ gục
Mưa to kèm giông lốc khiến cây sầu riêng đang mang trái đổ gục

Giai đoạn này cực kỳ  nhạy cảm, nếu không có những biện pháp canh tác hợp lí rất dễ ảnh hưởng năng suất mùa vụ. Nguyên nhân những cơn mưa đầu mùa thường mang theo lượng Đạm tự do nhiều khiến cây đi đọt gây rụng trái. Ngoài ra mưa mưa đầu mùa với tính axit mạnh dễ làm cho trái sầu riêng bị nấm.

Vậy cần làm gì để đối phó với những cơn mưa đầu mùa?

1. Chủ động phòng trừ nấm trái.

  • Mưa nhiều, độ ẩm cao, vườn thoát nước kèm,… là những nguyên nhân khiến cho nấm phát triển mạnh. Thường sẽ là xì mủ thân, thối trái, nấm trái,…. Phòng bệnh là biện pháp cần làm nhất. Nhiều nhà vườn sẽ chọn rửa lại ngay sau trời mưa bằng các hoạt chất diệt nấm như: Propineb, Cymoxanil,… Còn dưới gốc sẽ chọn các thuốc nấm dạng kích kháng cho cây như: Phosphonate, Metalaxyl, Fosetyl Aluminium.
Thối trái sầu riêng cũng no nấm Phytophthora gây ra
Thối trái sầu riêng cũng no nấm Phytophthora gây ra

2. Chặn đọt – kìm hãm sinh trưởng của cây

  • Sau nhiều ngày khô hạn, khi có mưa xuống kéo theo lượng đạm trong không khí và đất tăng lên rất dễ làm cho cây đi cơi đọt. Mà như bà con cũng biết thì cây sầu riêng mang trái mà đi đọt thì chỉ có rụng và rụng. Vậy chúng ta cần làm gì? Điều tất nhiên là chặn đọt rồi. Nhưng chặn như thế nào mới có hiệu quả. Một bài chặn đọt được rất nhiều nhà vườn áp dụng là chặn bằng hoạt chất Hexaconazole + K2SO4 (kali trắng). Phun liền khi thấy cơi đọt đã hình thành.
  • Để đảm bảo chắc chắn, có thể phun liên tục 2-3 ngày 1 lần để tăng hiệu quả chặn đọt hoàn toàn.
  • Ngoài ra có thể luân phiên thay đổi giữa các hoạt chất chặn đọt khác như MKP, Kali sữa,…
  • Có thể bón từ 1-1,5kg Kali trắng dưới gốc ngày sau mưa. Mục đích việc này là làm teo đầu rễ, tránh cho cây hấp thụ quá nhiều đạm dẫn đến đi đọt.

3. Kỹ càng trong việc cột cành, cột trái

  • Khi cột cành và neo trái, việc chúng ta trèo lên, trèo xuống cây là chuyện không thể tránh khỏi. Nhưng vô hình chung chúng ta đã mang nấm từ dưới đất lên trên cây. Một vài nhà vườn thường không chú ý đến vấn đề này. Tuy nhiên đây là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến nấm trái và nấm thân cây.
  • Khi cột cành, neo trái xong chúng ta nên xịt thuốc nấm để rửa lại vườn ngay. Càng sớm bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Chỉ cần bị nấm tấn công là coi như trái đã bị xếp vào hàng dạt.

4. Điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp

  • Mưa nhiều sẽ dần đến lượng nước trong đất nhiều, chính vì vậy cần cân nhắc tưới nước chi vừa đủ cung cấp ẩm, tránh bị dư nước. Dư nước cũng làm cho cây bị sốc khiến rụng trái. Đây cũng là lý do chính yếu mà nhà vườn thường làm không đúng.
  • Có thể chọn tưới cách ngày, tưới giảm ½ hoặc 1/3 so với không mưa.

Những cơn mưa đầu mùa sẽ giảm quyết được phần nào cơn khát nước năm nay tại các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên mưa cũng sẽ mang theo nhiều điều bất lợi cho vườn sầu riêng của chúng ta đặc biệt là giai đoạn đậu trái này. Việc có những biện pháp chuẩn bị trước sẽ giúp ích nhiều trỏng việc canh tác, nắm thế chủ động trước điều kiện bất lợi.

Tác giả: Duy Tân

Mọi thắc mắc về bài viết “Cần làm gì khi sầu riêng đang chạy trái gặp mưa”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo