Chăm Sóc Vườn Sầu Riêng Sau Thu Hoạch Theo Cách Anh Thiết
Trong dịp công tác quay lại khu vực Đạ Huoai, Lâm Đồng, Cường cùng nhóm đã ghé vườn anh Thiết (khá thân thuộc với bà con theo dõi nhỉ) để hỏi anh bí quyết phục hồi sau thu hoạch cho vườn sầu riêng thì cần làm gì? anh chia sẻ cần qua 6 bước sau:
1. Cắt tỉa cành nhánh
Sau thu hoạch thì anh tiến hành cắt tỉa cành nhánh yếu, cuống trái cũ, cành lá um tùm. Tuy vậy cần chừa lại những cành cho phụ nuôi cây, không tỉa quá trống trải, dù cành đó có thể không mang được trái (gọi là những cành “thở”)
2. Chuẩn bị phân chuồng cho vụ mới
Để chuẩn bị phân chuồng cho cơi lá cuối cùng nuôi trái thì anh sẽ thêm phân chuồng để trong bao, rạch bao và bơm trichoderma cho phân hủy hoai mục (khoảng 3 tháng), sau khi hoai sẽ rải đều ra quanh gốc. Anh dùng khoảng 8 bao cho 1 gốc 10 năm (khoảng 100 – 150 kg).
3. Phun phòng sâu bệnh
Phun phòng sâu bệnh sau khi cắt tỉa, loại bỏ bệnh của mùa rồi, diệt trứng sâu là việc nên làm đầu tiên cho giai đoạn phân thuốc này. Anh chia sẻ là có thể dùng Mancozeb, Aliette,… phun liều đậm chút cho sạch bệnh.
4. Rửa vườn
Để rửa vườn thì anh sẽ phun cả toàn bộ tán lá cùng với thân với dung dịch Boóc đô (Bordeaux) theo tỉ lệ sau:
Phun lá: 3kg Đồng Sunfat + 3kg vôi tôi Ca(OH)2 cho 200 lít nước.
Phun cành thân: 4 – 5kg Đồng Sunfat + 4 – 5kg vôi tôi Ca(OH)2 cho 200 lít nước (tuyệt đối không phun lá với tỉ lệ này).
Vôi tôi (vôi sống phải ngâm qua nước trước khi dùng do sinh nhiệt lớn) cần được lọc kỹ để tránh nghẹt béc và lúc pha thì khuấy đều tay để dung dịch được hiệu quả.
Tuy tốn công phun lá và thân riêng nhưng hiệu quả trên thân cành sẽ tốt hơn do liều đậm, đánh bay được bệnh, rong rêu bám.
5. Thêm phân đạm cá
Sau khi đã phun rửa vườn 7 ngày thì tiến hành bón phân cá + humic để thúc cây ra rễ đọt mạnh. Đạm cá được pha theo tỉ lệ: 3 lít đạm cá + 0,5kg humic cho 200 lít nước rồi tưới đều quanh tán để cây hấp thu ra đọt.
6. Thêm phân NPK
Sau 7 – 14 ngày tưới đạm cá + humic là cây đã bắt đầu ra cơi đọt, lúc này bổ sung NPK (16 – 16 – 8 + TE) cho cây đầy đủ chất (tốt nhất là NPK + TE ~ trung vi lượng), tùy độ lớn của cây thì bón từ 1 – 2kg/gốc (cây 10 năm của anh), còn cây nhỏ hơn thì tầm 300 – 500g thôi (do đạm đã được bổ sung từ đạm cá).
Sau 6 bước trên là đến đoạn chăm cơi đọt, lúc này điều cần thiết nhất là phun sâu rầy để bảo vệ bộ lá. Dịp sau Cường ghé lại sẽ thông tin tiếp đến bà con.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
- Chế phẩm vi sinh Trichoderma (Bio-TC)
Trên đây là những thông tin về chăm sóc sau thu hoạch từ vườn anh Thiết tại Đạ Huoai, Lâm Đồng. Mọi thắc mắc bà con liên hệ theo thông tin bên dưới. Chúc anh/chị có vụ mùa sau như ý!
Tác giả: Minh Cường
Mọi thắc mắc về “Chăm sóc vườn sầu riêng sau thu hoạch theo cách anh Thiết”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ