Đất Khỏe Cây Mạnh

Những dịch hại trên cây trồng có nguồn gốc phát sinh từ đất lúc nào cũng khiến chúng ta đau đầu, chúng ta không thể trực tiếp quan sát và theo dõi chủ động mà chỉ có thể nhận biết nguồn bệnh phát sinh khi đã biểu hiện trên cây trồng, lúc này các biện pháp can thiệp bảo vệ cây trồng đã rất khó để thực hiện, gây nhiều tốn kém và cần khoảng thời gian dài để hồi phục.

Đất là nơi bám trụ của toàn thể hệ thực vật sống trên cạn, đất khỏe mạnh thì rễ mới khỏe, rễ khỏe thì cây mới sinh trưởng tốt. Vậy đất tốt, đất khỏe mạnh là như thế nào? Các vấn đề nào liên quan đến đất? Muốn đất khỏe mạnh thì phải làm thế nào?

Định nghĩa về đất khỏe

Một số đặc điểm về sức khoẻ đất bao gồm khả năng làm đất, đất thoát nước tốt, quần thể vi sinh vật lớn, đầy đủ (nhưng không quá thừa) các chất dinh dưỡng thiết yếu và nước. Chìa khóa cho sức khỏe của đất là chất hữu cơ.

Chất hữu cơ chứa carbon hữu cơ và nitơ. Carbon là nguồn năng lượng và nitơ là nguồn protein cho vi sinh vật trong đất. Một số vi sinh vật là mầm mống gây bệnh cho cây trồng, nhưng trong một loại đất có sức khoẻ, thì phần lớn các sinh vật có lợi đã chiếm ưu thế, giúp ngăn chặn bất kỳ loại sinh vật nào mang mầm bệnh thực vật.

Các thành phần liên quan đến độ màu mỡ đất
Các thành phần liên quan đến độ màu mỡ đất

Các yếu tố cải thiện đất

*Yếu tố nước:

  1. Nước tưới: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” nước tưới là điều kiện tiên quyết đối với cây. Con đường nước đi từ đất vào mach dẫn của cây nhờ hệ thống lông hút. Lông hút là các tế bào biểu bì có vách rất mỏng kéo dài thành sợi và len lỏi vào các mao quản đất để hút nước và chất khoáng. Lông hút rất nhạy cảm với môi trường. Khi gặp khô hạn, úng hay rét… thì chúng rất dễ bị chết, nhưng cũng dễ tái sinh để phục hồi chức năng sinh lí. Khi cây ra chồi non xanh mướt nhưng lúc chuyển lụa và già lá lại bị khựng lại, héo úa hay vàng lá, có khả năng liên quan đến các yếu tố môi trường (quá khô hay quá ẩm, phân bón sai cách, phân không chất lượng… làm ảnh hưởng rễ non, lông hút). Lông hút chết đi sẽ không phục hồi ngay được, chúng ta dễ hiểu lầm thành bệnh nhưng không phải, đó chỉ do quá trình chăm sóc chưa đúng cách. Nên tưới thêm nước ngoài tán, khu vực cách tán khoảng 1m điều này giúp rễ non ở bìa tán cây không bị sốc, không bị khựng lại khi nắng nóng, khô hanh kéo dài, do nước sẽ khô từ ngoài tiến dần vào gốc, nếu tưới vừa đủ tán như bón phân, khi nắng nhiều.
  2. Giữ ẩm đất vùng rễ mùa nắng: Quản lý tốt cỏ tại vườn, tủ rơm, cỏ vùng gốc hạn chế bốc thoát hơi nước chính là giải pháp duy trì độ ẩm tốt nhất cho sự phát triển của cây vào mùa nắng. Ở các giai đoạn cây phát chồi và hình thành bộ rễ non mới, việc tưới quá nhiều nước hoặc gián đoạn thời gian tưới dài làm khô đất sẽ ảnh hưởng rất xấu đến bộ rễ, có thể làm thối hư rễ hoặc khô chết các rễ non, rễ tơ và bộ lông hút của rễ, gây ra các hiện tượng vàng lá bộ chồi mới do rễ không thuận lợi để vận chuyển dinh dưỡng lên nuôi bộ chồi mới. Mỗi loại cây trồng có một mức ẩm độ thuận lợi khác nhau, người trồng nên tìm hiểu đặc tính của cây.
Tủ rơm giữ ẩm quanh gốc cho cây sầu riêng mới trồng
Tủ rơm giữ ẩm quanh gốc cho cây sầu riêng mới trồng
  1. Quản lý cỏ: Ngoài tủ rơm quanh gốc thì việc để cỏ vào mùa nắng còn giúp duy trì ẩm và giữ nhiệt độ đất mát mẻ tạo môi trường phù hợp cho cây phát triển. Ngoài ra, khi phát cỏ cần chú ý, phát kỹ khi chuẩn bị bón phân thúc cây ra chồi, khi này cây chưa có lá non vì vậy cũng chưa có rễ non, cắt cỏ không ảnh hưởng nhiều đến nhiệt độ đất khi bộ rễ cỏ đã ăn sâu vào đất sẽ giúp ổn định nhiệt độ. Tuy nhiên không nên phát cỏ quá thấp khi cây đang đi chồi, đang ra lá non vì việc cắt cỏ sạch
  2. gốc giai đoạn này sẽ làm nền nhiệt độ đất đột ngột tăng cao khi đó rễ non chậm phát triển và không bung mạnh chồi.
Quản lý cỏ ở mức độ phù hợp giúp đất tơi xốp và giữ ẩm tốt hơn
Quản lý cỏ ở mức độ phù hợp giúp đất tơi xốp và giữ ẩm tốt hơn

*Yếu tố dinh dưỡng:

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt thì đất không thể thiếu dinh dưỡng được. Tùy vào từng loại đất khác nhau sẽ có nhu cầu bổ sung dinh dưỡng khác nhau (đất đỏ bazan, đất phù sa, đất thịt…) có nhiều chất dinh dưỡng hơn đất xám bạc màu, đất cát…

Nên bón cân đối phân đa, trung và vi lượng cho cây trồng, khi thiếu hoặc thừa một loại dinh dưỡng nào cũng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, luôn ưu tiên bổ sung chất hữu cơ cho đất tạo nên lớp nền giữ các chất vô cơ khi bổ sung vào đất.

Thành phần đất lý tưởng trong nông nghiệp
Thành phần đất lý tưởng trong nông nghiệp

*Các yếu tố liên quan:

Vi sinh vật đất tuy không thể nhìn thấy bằng mắt thường như giun đất, tuy nhiên đất có khỏe mạnh hay không còn phụ thuộc vào số lượng các vi sinh vật có lợi trong đất càng nhiều sẽ khống chế được khả năng gây bệnh của các vi sinh vật có hại, đó là sự kiềm chế sinh học của tự nhiên.

pH đất là yếu tố ít nhà vườn quan tâm, pH đất ví như môi trường để vi sinh vật phát triển, nếu pH thiên về axit cao sẽ là môi trường lý tưởng cho các vi sinh vật có hại phát triển nhanh đến một số lượng nhất định có khả năng gây bệnh cho cây, khi pH thiên về tính bazơ hoặc trung tính sẽ là điều kiện lý tưởng cho các vi sinh vật có lợi phát triển.

Thế nên có những nhà vườn tuy thường xuyên chủ động bổ sung thêm các vi sinh vật có lợi vào đất nhưng cây vẫn nhiễm bệnh nặng thì nên cân nhắc đo lường và cải thiện pH đất.

Đất được thoát nước tốt giúp bộ rễ thông thoáng, ít bị nhiễm bệnh bởi các tát nhân gây hại phát sinh từ đất, trong đó có nấm phytophthora – kẻ thù số một của sầu riêng phát triển mạnh và khó khống chế trong điều kiện ẩm ướt mưa nhiều.

Vừa rồi là những thông tin tôi gửi đến quý cô/chú anh/chị để đảm bảo đất canh tác được khỏe mạnh để có thể mang lại môi trường thuận lợi cho cây trồng phát triển, tôi hy vọng bài viết có thể  giúp ích được quý cô/chú anh/chị. Cảm ơn quý cô/chú anh/chị đã theo dõi và hẹn gặp lại quý bà con ở các bài viết sau.

Chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu!

Tác giả: Thiên Nhiên

Mọi thắc mắc về bài viết “Đất khỏe cây mạnh”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo