Kinh Nghiệm Phục Hồi Vườn Sầu Riêng Bị Xì Mủ Do Lạm Dụng Phân Hóa Học

Tin Cậy có dịp ghé thăm vườn sầu riêng gần 500 gốc hơn 10 năm của Anh Thành ở huyện Chơn Thành, Bình Phước. Nhưng điều đặc biệt là khu vườn này chẳng những cần phải phục hồi lại sau thu hoạch mà còn cần phải cứu chữa, hồi phục các cây bị xì mủ và các bệnh khác sau thời gian dài lạm dụng phân hóa học.

 

phuc hoi vuon sau rieng bi xi mu do lam dung phan hoa hoc 01

Vườn gồm 468 cây Thái và 12 cây Ri 6, vừa thu bán khoảng 72 tấn. Đang trong giai đoạn dọn dẹp, tỉa cành phục hồi sau thu hoạch, có những cây khỏe cũng đã bắt đầu nhú mủi giáo đi cơi đọt đầu tiên. Nhưng nhìn chung thì vườn khá sơ xác do chế độ dinh dưỡng không hợp lí.

Trước giờ vườn chủ yếu rải phân gà viên và các loại phân hóa học, có đợt chủ vườn bón đến hơn 2,4kg phân hóa học cho 1 gốc. Có thể thấy, lúc nuôi trái có phân hóa học với kali nhiều và các loại thuốc phun chặn đọt nên dàn lá của cây có kích thước nhỏ nhưng đều đã già hết.

Chủ vườn cũng chia sẻ thêm, vườn này đã trồng qua nhiều loại cây: sapo, nhãn, quýt, cao su rồi mới đến sầu riêng. Lúc đầu, anh chỉ “trồng chay”, đắp mô rồi bỏ cây sầu riêng con vào, không bón lót, chỉ rải một ít vôi tuyệt trùng xung quanh. Tất cả những điều này làm cho vườn bị suy và cây chậm lớn hơn các vườn khác rất nhiều. Cây 10 năm nhưng thân khá nhỏ và bị xì mủ rất nhiều, dàn lá sơ xác, năng suất không cao.

 

phuc hoi vuon sau rieng bi xi mu do lam dung phan hoa hoc 04

Nhiều cây đã có dấu hiệu chết 1 bên rễ, 1 bên tán. Cây hầu như bị đóng rong nhiều.

Các biện pháp phục hồi cây suy yếu

Vườn bị xì mủ rất nhiều, cần phải cắt tỉa cành, dọn vệ sinh, quét hoặc thổi các lá rụng dưới gốc cây, để vi khuẩn và nấm bệnh gây hại không có chỗ trú ngụ hoặc lây lan.

Bà con có thể dùng các loại thuốc đặc trị xì mủ như Mancozeb hoặc Ridomil và Agrifoss kết hợp với thuốc trị sâu, rầy pha với nồng độ đậm đặc quét trực tiếp lên vết bệnh. Nên cạo sạch phần vỏ cây chỗ vết bệnh, rồi bôi thuốc vào vết bệnh thì mới mang lại hiệu quả chữa trị cao, cây mới mau liền da trở lại.

Thông thường bệnh xì mủ dễ xảy ra khi cây kém phát triển, chế độ dinh dưỡng không hợp lí, dư thừa phân hóa học, sau quá trình xiết nước ép cây ra hoa, mang trái… Vì thế, sau khi bôi thuốc chữa trị thì việc cần nhất là phải cân bằng dinh dưỡng, bón nhiều phân hữu cơ như: đạm cá, humic, phân đậu nành, phân chuồng,… hạn chế sử dụng phân hóa học. Vì trong lúc nuôi trái lượng phân lúc nuôi trái còn tồn đọng trong đất rất nhiều. Chúng ta chỉ nên bón phân hữu cơ, sẽ giúp phục hồi cây, ra cơi đọt mới,.

 

combo dam ca humic trichoderma

Vẫn là công thức quen thuộc, bà con có thể tưới phân đạm cá + humic theo tỷ lệ:

Tưới gốc: pha 3 lít đạm cá + 0,5 kg humic + 0,5 kg Trichoderma + 200 lít nước. Tưới phân xung quanh tán cây sau đó tưới lại nước để phân thấm sâu hơn.

Vào mùa mưa thì khi tưới đạm cá bà con cần bổ sung thêm Chế phẩm Trichoderma để phòng ngừa nấm bệnh dưới rễ cây.

Phun lá: pha 1 lít đạm cá + 250 gram humic + 200 lít nước. Xịt ướt hết tán cây (có thể pha chung với thuốc rầy phun cùng lúc để tiết kiệm công phun).

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Vừa rồi là những chia sẻ của Tin Cậy về cách phục hồi cây sầu riêng bị xì mủ do lạm dụng phân hóa học đến với anh Thành và quý bà con, hy vọng sẽ giúp ích được cho bà con trong quá trình chăm sóc vườn của mình. Tin Cậy sẽ tiếp tục quay lại vườn để theo dõi và cập nhật cho bà con về tình hình khu vườn sau khi tưới Đạm cá và Humic. Xin chào và hẹn gặp lại bà con trong các bài viết tiếp theo.

Chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về bài viết “Kinh nghiệm phục hồi vườn sầu riêng bị xì mủ do lạm dụng phân hóa học”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo