Rầy Nhảy Hại Lá Non Sầu Riêng

1. Rầy nhảy

Rầy nhảy  là một loài côn trùng gây hại mạnh cho lá non cũng như đọt non sầu riêng. Sinh sôi nảy nở nhanh và sức phá hoại mạnh, khiến cho lá non bị tấn công nhanh chóng vàng và rụng hàng loạt.

Rầy nhảy thường tấn công vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát
Rầy nhảy thường tấn công vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát

Rầy nhảy có tên khoa học là Allocarsidara malayensis. Rầy nhảy gây hại trên nhiều loại cây ăn quả khác nhau không đơn thuần là sầu riêng. Cây trồng bị tấn công sẽ chậm phát triển, đồng thời Rầy nhảy cũng là đối tượng trung gian làm đối tượng cho nấm bồ hóng ký sinh.

2. Đặc điểm Rầy nhảy

Thành  trùng  có  chiều dài  3-4mm, cơ thể có màu nâu lợt, cánh  trong  suốt. Trứng có màu vàng  lợt, hình  bầu dục có một đầu hơi nhọn, kích thước rất nhỏ, khoảng 1mm.Trứng được đẻ thành từng ổ (12-14 trứng ở trong mô lá non còn xếp lại chưa mở ra) và trứng có thể được quan sát thấy nếu đưa lá non về phía ánh sáng và nhờ sự hiện diện của các vòng màu vàng hay nâu trên lá.

Ấu trùng tuổi 1 màu vàng, di chuyển rất chậm. Tuổi 2 có một ít lông tơ màu trắng ở phần cuối bụng và  bắt đầu phủ một lớp sáp màu trắng, tuổi 3, 4, 5 có các sợi sáp trắng như bông rất dài ở cuối đuôi. Từ tuổi 2 đến tuổi 5 ấu trùng di chuyển rất nhanh khi bị động.

Rầy nhảy có tập tính tập trung thành cụm lớn
Rầy nhảy có tập tính tập trung thành cụm lớn

3. Cách thức gây hại:

Rầy nhảy gây hại ở cả hai giai đoạn thành trùng lẫn ấu trùng bằng cách chích hút lá non, chúng tập trung chủ yếu ở dưới mặt lá, lá bị hại thường có những chấm nhỏ màu vàng sau đó lá bị khô và rụng. Bà con thường nhầm lẫn với lá bị rụng hàng loạt do cây bị bệnh mà sử dụng thuốc trị bệnh để phun là không hợp lí.

Trong quá trình gây hại, Rầy nhảy còn tiết ra mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng gây phát triển rất mạnh làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của lá, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây.

4. Biện pháp phòng trị

  • Sử dụng bẫy màu vàng để hấp dẫn thành trùng
  • Sử dụng phương pháp tưới bằng vòi phun  nước mạnh lên các chồi non để rửa trôi ấu trùng và thành trùng.
  • Sử dụng thuốc trừ sâu khi >50% chồi bị nhiễm rầy hoặc >20% số chồi có trứng rầy. Kết quả khảo nghiệm của Thái Lan các loại thuốc như Endosulphan và Buprofezin tỏ ra có hiệu quả tốt đối với Rầy nhảy. Một số kết quả khảo sát tại ĐBSCL  ghi  nhận  các  loại  thuốc  như  Applaud,  Trebon  và Supracide cũng tỏ ra có hiệu quả cao đối với Rầy nhảy. Cần luân phiên sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để hạn chế sự bộc phát tính kháng.

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Tác giả: Duy Tân

Mọi thắc mắc về bài viết “Rầy nhảy hại lá non sầu riêng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123  – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo