Sử Dụng Phân Hóa Học Đúng Cách

Trên thế giới nhu cầu lương thực ngày tăng trong khi đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, do đó để đáp ứng nhu cầu canh tác diện tích nhỏ mà năng suất phải lớn thì việc sử dụng phân hóa học là không nào tránh được. Tuy phân hóa học gây nên những hệ lụy xấu đến đất đai, sức khỏe nhưng đó là khi sử dụng một cách vô tôi vạ không khoa học. Nếu kiểm soát tốt khi sử dụng thì phân hóa học sẽ là cánh tay đắc lực nâng cao năng suất của cây trồng. Vậy sử dụng phân hóa học như thế nào cho đúng cách?

Nhiều nghiên cứu khoa học xác định hiệu suất sử dụng phân đạm khi bón vào đất chỉ đạt 40-45%, phân lân 25-30%, kali 40-50% tùy theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón. Lượng còn lại bị nước mưa, nước tưới rửa trôi, hoặc bị chuyển hóa và bốc hơi,…có nguy cơ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái nông nghiệp, làm ô nhiễm nguồn nước, đất và có thể gây đột biến gen đối với một số cây trồng.

Bên cạnh đó, pH cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự hấp thu dinh dưỡng của cây trồng, tiến hành đo pH và EC đất trước khi canh tác cũng là giải pháp để đánh giá lượng phân bón cần thiết để cung cấp.

Sử dụng phân hóa học đúng cách
Sử dụng phân hóa học đúng cách
Sự ảnh hưởng của pH lên hoạt động hấp thu của cây trồng (phần màu càng rộng là hấp thu tốt và ngược lại)

Để cây hấp thụ được tối đa các loại dinh dưỡng thì pH thích hợp nhất là 5.5 – 7.5 vượt qua các ngưỡng đó cây sẽ bị thiếu dinh dưỡng hoặc ngộ độc nguyên tố (VD: pH dưới 4.5 là nguy cơ ngộ độc sắt, nhôm, kẽm. pH trên 8 là ngộ độc canxi, molyblen). Khi pH dưới ngưỡng trên cần xử lý đất trước khi bón phân để nâng pH lại ngưỡng cho phép trồng cây (trừ một vài loại cây có ngưỡng pH đặc biệt như dứa, dừa..):

  • Nâng pH nhanh: xử lý vôi, xẻ mương, lên liếp, mô trồng cao để rửa phèn, rửa chua tăng pH trở lại (tuy nhiên lạm dụng vôi sẽ gây chai đất, thoái hóa đất, chết vi sinh vật đất).
  • Nâng pH lâu dài bền vững: sử dụng các loại phân hữu cơ, phân chuồng, phân cá, humic…để nâng dần pH, ổn định hệ vi sinh
  • Khi pH quá cao thì cần nâng cao tầng đất (lên mô, liếp), chống xâm nhập mặn, dùng nước ngọt rửa đất liên tục và không để đất bị khô, nứt nẻ khi đó mao mạch trong đất sẽ dẫn nước mặn hoặc nước kiềm tầng dưới lên. Sử dụng các loại cây trồng chịu mặn, chịu kiềm cao (dừa).

Vậy sử dụng phân hóa học như thế nào là hợp lý? Có một nguyên tắc khi sử dụng thuốc BVTV là 4 đúng “đúng loại, đúng lượng, đúng lúc, đúng cách” cũng được áp dụng ở phân bón

Sử dụng phân hóa học đúng cách
Sử dụng phân hóa học đúng cách

1. Đúng loại (đúng phân bón)

Đúng phân bón là khi cây trồng được đánh giá thiếu gì, thừa gì để sử dụng hợp lý.

Phân bón được chia theo nhu cầu của cây trồng: Phân đa lượng, trung lượng, vi lượng.

  • Đa lượng: là nguyên tố cây sử dung rất nhiều trong quá trình sinh trưởng: N (Nito), P (Photpho), K (Kali)
  • Trung lượng là nguyên tố cây sử dụng khá nhiều: Ca (Canxi), Mg (Magie), S (Lưu huỳnh), Si (Silic)
  • Vi lượng là nguyên tố cây sử dụng rất ít nhưng có ảnh hưởng lớn đến cây trồng: B (Bo), Cu (Đồng), Zn (Kẽm),…
Sử dụng phân hóa học đúng cách
Sử dụng phân hóa học đúng cách
Cây trồng cũng có tháp dinh dưỡng riêng

Mỗi loại cây sẽ có nhu cầu riêng cho từng loại, do đó tùy vào nhu cầu mà sử dụng loại nào cho hợp lý (VD: cây chuối cần Kali rất là nhiều, cây có múi thì cần Ca – B lớn)

2. Đúng lượng (đúng liều lượng)

Đây là nguyên tắc cơ bản và bắt buộc tuân thủ nhất để không gây ảnh hưởng môi trường, sinh thái, sức khỏe.

Liều lượng khi sử dụng rất quan trọng, nếu dư thừa thì ngoài gây ra ô nhiễm môi trường, dư lượng phân bón mà còn có thể gây chết cây trồng.

Đặc tính của đa số phân bón hóa học là luôn tan nhanh chóng để cây hấp thu, do đó nếu bón quá dư thì lượng phân bón đó hoặc sẽ bị cuốn trôi đi gây lãng phí hoặc hấp thụ vô tội vạ vào cây gây dư lượng phân bón.

Một số loại phân bón hay bị sử dụng quá liều như: Ure (gây cháy lá, chết rễ, ngộ độc nitrat, dư lượng nitrat gây ung thư dạ dày), Kali (gây chai trái, trái không lớn),…

Tuân thủ thời gian cách ly cũng là điều bắt buộc khi sử dụng phân bón hóa học.

3. Đúng lúc (đúng thời điểm)

Mỗi loại cây trồng sẽ có thời điểm nhu cầu phân bón riêng, tùy vào đặc trưng mà sử dụng phân hóa học cho hợp lý.

Cây trồng thường có các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn tăng sinh khối (nuôi thân, lá): Giai đoạn này cần Nito cao, Lân và Kali thấp để tế bào có thể dễ dàng tăng sinh và nhân lên.
  • Giai đoạn ra hoa, đậu quả: Giai đoạn trước khi ra hoa cây cần Photpho cao để phân hóa mầm hoa cũng như ngưng ra lá, đọt non.
  • Giai đoạn nuôi quả, củ, dự trữ dinh dưỡng: Giai đoạn này bộ phận thu hoạch cần dự trữ sinh khối cao nên Kali đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sinh khối (tạo đường, tinh bột,…).

Tùy theo cây trồng mà có chế độ bón phân đúng thời điểm nhu cầu cho hợp lý.

Một lưu ý về thời điểm nữa là thời gian bón phân cũng rất quan trọng.

  • Thời gian bón phân hợp lý: sáng sớm/chiều mát, đầu mùa mưa, cuối mùa mưa.
  • Bón lót thì khi làm đất, bón thúc thì sau khi làm cỏ, cày xới.
Sử dụng phân hóa học đúng cách
Sử dụng phân hóa học đúng cách
Cỏ sẽ giúp chống xói mòn rất tốt

Tuân thủ được thời điểm sẽ tránh được những thất thoát không đáng có, góp phần giảm chi phí mà sử dụng phân bón hiệu quả hơn.

4. Đúng cách (đúng phương pháp)

Phương pháp ở đây là cách thức để cung cấp phân bón cho cây hợp lý.

Phương pháp bón phân thường được áp dụng:

  • Bón qua rễ: Bao gồm bón gốc, tưới gốc, nhỏ giọt.
  • Bón qua lá: phun lên bộ lá.
  • Tiêm qua thân: dùng ống tiêm qua mao mạch của cây.

Bón qua rễ

Bón gốc:

  • Áp dụng cho các loại phân lâu tan hoặc sử dụng trên nền đất đã qua xử lý có độ rửa trôi thấp cho cây sử dụng dần.
  • Cần được xới đất, tủ cỏ, ủ rơm hoặc đào hốc để giữ các hạt phân không bị rửa trôi.
  • Cần tưới nước thường xuyên để tan phân bón.
  • Phương pháp này dễ gây ô nhiễm đất do lượng phân lớn nằm tại một vị trí.

Tưới gốc, nhỏ giọt:

  • Áp dụng cho các loại phân dễ tan có thể hòa tan nhanh vào nước.
  • Cây dễ sử dụng, sử dụng nhanh, ít dư thừa.
  • Dễ bị trôi tuột đi mất nếu đất không đủ xốp, giữ nước.
  • Các vấn đề mất dinh dưỡng, rửa trôi dư thừa sẽ được khắc phục bằng tưới nhỏ giọt.
Sử dụng phân hóa học đúng cách
Sử dụng phân hóa học đúng cách
Tưới nhỏ giọt cũng là một xu hướng mới để tiết kiệm phân bón

Bón quá lá

  • Phun qua lá thường được áp dụng cho các loại phân trung và vi lượng (có thể NPK nhưng lượng ít).
  • Phun qua lá cây sẽ hấp thu nhanh qua các khí khổng và sử dụng ngay nên thấy tác dụng rõ rệt.
  • Nhược điểm là không thể cung cấp một lượng lớn dinh dưỡng được, chỉ các thành phần vi lượng là chủ yếu.

Tiêm qua thân

Phương pháp này áp dụng khi cần cung cấp khẩn cấp một nguyên tố nào đó để cứu hoặc phục hồi cây trồng, không được áp dụng quá phổ biến.

Ngày nay việc sử dụng phân không còn độc lập nữa mà có thể sử dụng kết hợp với phân hữu cơ để giảm chi phí sản xuất mà tăng tối đa năng suất và chất lượng. Phân hóa học sẽ được sử dụng trong các giai đoạn cực trọng (tạo sinh khối, ra hoa, nuôi quả) khi mà cây trồng cần nhiều dinh dưỡng, còn phân hữu cơ sẽ sử dụng xuyên suốt để tạo một nền đất trồng khỏe mạnh.

Trên đây là những quy tắc khi sử dụng phân hóa học đúng cách,sử dụng hợp lý và đúng đắn thì phân hóa học sẽ là trợ thủ đắc lực cho vườn cây của bà con. Nông Nhàn chúc bà con có vụ mùa bội thu như ý, hẹn gặp lại trong những chia sẻ tiếp theo!

Tác giả: Minh Cường

Mọi thắc mắc về “Sử dụng phân hóa học đúng cách”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn

Facebook: Tin Cậy Group | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo