Tình Trạng Bể Gai Trên Trái Sầu Riêng, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Để cây sầu riêng đạt năng suất tối ưu ngoài đòi hỏi cây trồng phải khỏe mạnh để mang được nhiều trái mà phẩm chất trái khi thu hoạch phải chất lượng. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, sự tác động của điều kiện ngoại cảnh và một trong những hiện tượng xuất hiện trên trái là tình trạng bể gai đang khiến bà con trồng sầu riêng phải đau đầu.

Mời bà con cùng Trang tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé.

Tình trạng bể gai trên trái sầu riêng, nguyên nhân và cách khắc phục
Tình trạng bể gai trên trái sầu riêng, nguyên nhân và cách khắc phục

Những nguyên nhân gây bể gai trên trái sầu riêng

  • Thứ 1: Hai cành mọc song song gần sát nhau khi mang trái sẽ dễ bị cọ sát dẫn đến bể gai.
  • Thứ 2: Thiếu phân trung lượng và vi lượng, đặc biệt là nguyên tố Ca sẽ đẫn đến tình trạng nứt gai sầu riêng.
Nứt gai trên trái sầu riêng do thiếu trung và vi lượng
Nứt gai trên trái sầu riêng do thiếu trung và vi lượng
  • Thứ 3: Rệp sáp xâm hại trên trái làm biến đổi hình dạng gai, giảm chất lượng trái.
Rệp sáp gây hại trên trái sầu riêng
Rệp sáp gây hại trên trái sầu riêng

Giải pháp khắc phục tình trạng bể gai trên trái sầu riêng

  • Trong quá trình tỉa cành, tạo tán nên phân bổ các cành đều nhau, không chồng chéo sẽ giúp trái không bị cọ sát với nhau.
  • Bón phân NPK + TE theo tỷ lệ:
  • Giai đoạn 1 tháng sau đậu trái, bón NPK theo tỷ lệ 4:3:1 như NPK 20-15-5+TE. Lượng bón từ 1 – 3Kg/gốc.
  • Giai đoạn sau đậu trái khoảng 80 – 90 ngày, khi cơm sầu riêng bắt đầu phát triển thì sử dụng NPK 14-7-21+TE hoặc NPK 15-5-20+TE, tùy theo cây lớn hay nhỏ và năng suất trái nhiều hay ít, can chỉnh lượng bón phù hợp từ 3 – 4Kg/gốc.
  • Đồng thời phun phân bón lá có chứa Bo ở thời kì 15 – 20 ngày sau khi đậu trái, có thể dùng Đầu Trâu MK 15-5-40 hoặc Đầu Trâu Kali.Bo để hạn chế hiện tượng cháy múi do thiếu Bo.
  • Phòng trị rệp sáp bằng thuốc BVTV: Movento; Supracid 40EC/ND; Suprathion 40EC; Dầu khoáng DC-Tron Plus 98,8EC; Bitox 40EC/50EC; Butyl 10WP, Mospilan… 

Bà con lưu ý: Thị trường có 2 dòng Kali là đỏ và trắng, bà con nên sử dụng Kali trắng vì trong hàm lượng phân Kali đỏ có thành phần Clo sẽ gây cháy múi hoặc sượng múi còn thành phần của Kali trắng có chứa S (lưu huỳnh) giúp tăng mùi thơm và cơm vàng hơn.

Ngoài việc cân bằng phân hóa học bà con nên sử dụng thêm phân hữu cơ như: đạm cá, đạm đậu nành, phân humic, wehg, nấm trichoderma,…rất tốt trong quá trình nuôi trái, tăng phẩm chất và chất lượng trái hiệu quả.

Các dòng phân hữu cơ do Tin Cậy cung cấp
Các dòng phân hữu cơ do Tin Cậy cung cấp

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Qua bài viết này, mong rằng sẽ giúp ích cho quý bà con hiểu hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng bể gai trên trái sầu riêng. Chúc bà con nhiều sức khỏe và thành công hơn nữa trên chặng đường làm nông bền vững.

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ mùa thành công!

Tác giả: Huyền Trang

Mọi thắc mắc về “Tình trạng bể gai trên trái sầu riêng, nguyên nhân và cách khắc phục”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo