Với tình hình hạn mặn xâm nhập sâu và rộng tại miền Tây những tháng đầu năm 2020 này, Nông Nhàn đưa ra một số giải pháp tưới nhằm giúp bà con linh hoạt ứng phó vào mùa hạn mặn như sau:

1. Tận dụng triều cường

Những khu vực đang bị xâm nhập mặn nhẹ khoảng 0.5ppt (phần ngàn) trở lại có thể tận dụng “nước lớn nước ròng” để canh chuẩn thời gian bơm nước vào ao, hồ trữ nước. Khi nước rút lượng nước ngọt từ thượng nguồn sẽ đổ về đẩy lùi nước mặn ra xa nên có thể tiền hành bơm lấy nước lúc này.

Để có thể đảm bảo độ mặn không quá cao bà con nên dùng dụng cụ đo độ mặn trước khi bơm nước vào trong nơi trữ.

 

man1 1

Sông nước miền Tây mỗi ngày đều có nước dâng và nước rút (nước lớn, nước ròng)

Bà con cũng cần sở hữu một dụng cụ đo mặn để có thể tiến hành đo mặn trước khi tưới hoặc trước khi lấy nước vào vườn.

 

man2

Bút đo mặn là dụng cụ cần thiết trong giai đoạn này

2. Thường xuyên kiểm tra độ mặn nước trong vườn

Tại sao phải thường xuyên kiểm tra? Do một số loại cây trồng mẫn cảm cao với độ mặn nếu bị tưới nước mặn vượt ngưỡng cho phép sẽ dẫn đến cháy lá, rụng lá, rụng trái thậm chí chết cây như: sầu riêng, chôm chôm,…

 

mùa hạn mặn

Tưới nước mặn vượt quá ngưỡng sẽ dẫn đến cháy rụng lá

3. Trữ nước, ngăn mặn xâm nhập

Để chủ động ngăn mặn bà con cần đóng đập, bịt các đường dẫn nước vào vườn để trữ nước trong vườn và ngăn nước mặn xâm nhập. Dùng bơm nước ở giữa vườn hoặc sâu bên trong để có được nước ngọt tưới cây.

 

mùa hạn mặn

Lót bạt trữ nước cũng là một cách hay

Bà con những mùa sau nên đào hố trữ nước ngọt- lót bạt và phương pháp tưới nhỏ giọt sẽ tiết kiệm được lượng nước tưới và cầm cự qua mùa hạn mặn.

Khi tưới chỉ nên tưới gốc và không phun lên lá vì khi nước bốc hơi đi lượng muối sẽ đọng lại trên lá gây rụng lá, rụng trái.

4. Đào giếng, lắp máy lọc nước mặn

Một số bà con đầu tư đào khoan giếng để lấy nước ngầm tưới cây. Điều này chỉ nên áp dụng cho các khu vực sâu trong đất liền cách xa sông chính, vì tỉ lệ rất cao là mạch nước ngầm cũng bị nhiễm mặn do độ cao tầng đất ở miền Tây rất thấp.

Nước giếng có nhiều khả năng sẽ bị phèn nên bà con cần đo pH trước khi tưới và đo mặn xem có bị xâm nhập mặn hay không. Đây cũng chỉ là giải pháp “chữa cháy” vì nước giếng dễ có nhiều kim loại nặng không tốt cho cây trồng và có thể gây sụp lún, sụt đất…

 

mùa hạn mặn

Nên kiểm tra pH nước giếng trước khi tưới

Hiện nay, nhiều bà con có điều kiện có thể lắp thêm máy lọc nước mặn. Giá thành cũng khá cao với công suất 3m3/h có giá khoảng 65.000.000 VNĐ, với giải pháp tưới này thì sẽ có nguồn nước sạch an toàn hơn nhưng chi phí sẽ tăng cao.

 

man6

Nếu có điều kiện có thể đầu tư một giàn máy lọc nước mặn

5. Phân bón lá chứa Kali

Để tăng sức chống chịu cho cây trồng trước nước mặn có thể bổ sung thêm cho cây trồng bằng phân bón lá chứa Kali. Tại sao phải dùng phân bón lá mà không phải phân bón gốc?

  • Do tiết kiệm nguồn nước ngọt quý giá vì bón gốc cần lượng nước tưới tan phân nhiều.
  • Đang lúc thiếu nước nên dùng phân bón gốc có thể sẽ thiếu nước tưới dẫn đến cháy lá do phân.
  • Phân bón lá sẽ hấp thụ nhanh giúp cây chống chọi nhanh hơn.

 

mùa hạn mặn

Việc bón phân Kali sẽ giúp tế bào chứa nhiều ion K+ giúp cân bằng lại cổng Na+/K+ từ đó cây sẽ ít hấp thu Na+ (trong NaCl) hơn. Bà con nên pha phân bằng nước ngọt đã trữ từ trước như: nước mưa, nước giếng, nước máy trữ sẵn…và kiểm tra nước trước khi pha tránh dùng nước mặn để pha phun lên lá.

Trên đây là một số giải pháp tưới tiêu mùa hạn mặn, hy vọng Quý bà con sẽ vượt qua mùa hạn mặn được tốt đẹp. Hẹn gặp lại bà con trong những chia sẻ bổ ích khác!

Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0902 882 247 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Địa chỉ: Số 4, Đường 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM

Email: tincaygroup@gmail.com; tincay@tincay.com; kinhdoanh@tincay.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo