BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA SÂU VẼ BÙA GÂY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI
Cây có múi là một trong những loại cây trồng chính mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Chính vì vậy trong nhiều năm trở lại đây, diện tích trồng cây có múi có xu hướng tăng với các loài cây chủ lực như: bưởi da xanh, cam sành, quýt đường, chanh,…Tuy nhiên, để đảm bảo được năng suất cao, chất lượng ổn định thì ngoài biện pháp xử lý ra hoa thì vấn đề quản lý sâu bệnh hại cũng quan trọng không kém. Trong đó, sâu vẽ bùa là một trong những dịch hại nguy hiểm nhất; đặc biệt vào giai đoạn cây ra chồi non. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về một số đặc điểm và biện pháp phòng ngừa sâu vẽ bùa gây hại trên cây có múi.
Sâu vẽ bùa có tên khoa học là Phyllocnistis citrella Staint., họ Phyllocnistidae, thuộc bộ Lepidoptera. Sâu vẽ bùa xuất hiện ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ký chủ chính của sâu vẽ bùa là họ cây có múi – Rutaceae. Ngoài ra, sâu vẽ bùa còn tấn công cả măng cụt và một số cây trồng khác.
Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành là một loại ngài nhỏ, dài 2 – 3mm, toàn thân có màu vàng nhạt phớt ánh bạc, cánh trước có hình lá liễu, cánh sau nhỏ như hình kim, cả hai cánh đều có rìa lông dài.
- Trứng hình bầu dục, kích thước 0,3 – 0,4mm, mới đẻ trong suốt, gần nở màu trắng vàng.
- Ấu trùng mình dẹp, không chân, sâu mới nở dài 0,5mm màu xanh nhạt, đẫy sức dài 4mm màu vàng nhạt.
- Nhộng dài khoảng 2 mm, màu vàng nâu, hai bên thân mỗi đốt có một u lồi.
Mức độ gây hại của sâu phụ thuộc điều kiện thức ăn và thời tiết. Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm, tuy nhiên tập trung gây hại mạnh vào tháng 7,8,9 do thời điểm này cây ra đọt non nhiều, nguồn thức ăn dồi dào. Điều kiện thuận lợi để sâu gây hại thường nhiệt độ từ 24-300C, độ ẩm từ 80-90%.
Một số biện pháp phòng ngừa sâu vẽ bùa
Để phòng ngừa sâu vẽ bùa có hiệu quả cao thì cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp lại với nhau:
- Bà con cần thường xuyên theo dõi quan sát thăm vườn bảo vệ các đợt đọt non, phát hiện sâu bệnh kịp thời để có hướng giải quyết, loại bỏ các cành bị bệnh, có thể dùng tay ngắt bỏ lá bị hại, đem tập trung để tiêu hủy.
- Tỉa cành cho vườn cây thông thoáng, cần bón phân đầy đủ để cây sinh trưởng phát triển tốt, cây ra đọt non tập trung. Tránh tình trạng cây ra đọt non rải rác và kéo dài tạo điều kiện cho sâu phát sinh, phát triển và gây hại vì có nguồn thức ăn nhiều và liên tục.
- Sử dụng thiên địch là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để hạn chế sâu vẽ bùa hại cậy. Cần bảo vệ, nhân nuôi tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.
- Các loại thiên địch bắt mồi như kiến vàng (Oecophylla smaragdina),..Các loại ong ký sinh, một số loại ong ký sinh thuộc họ Ichneumonidea hay họ Chalcidoidea ký sinh giai đoạn trứng và sâu non của sâu vẽ bùa.
- Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh như: phân bón hữu cơ vi sinh EMZ-FUSA, phân bón sinh học WEHG hay chế phẩm kháng sâu bọ BIO-AW; ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng còn cung cấp các chất kháng sinh tự nhiên giúp nâng cao sức đề kháng của cây trồng, cây trồng phát triển tốt, lá to, lớp biểu bì dày khiến sâu non khó xâm nhập vào lá, hạn chế sâu vẽ bùa gây hại.
Xem thêm: Phân vi sinh kháng sâu bọ BIO- AW
Mọi thông tin cần trao đổi về “Biện pháp phòng ngừa sâu vẽ bùa gây hại trên cây có múi” vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com