Bốn Loại Phân Đạm Vô Cơ Thông Dụng Và Điều Cần Biết

Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân đơn cung cấp chất đạm cho cây. Đạm là chất dinh dưỡng cơ bản nhất, tham gia vào thành phần chính của protein, tham gia hình thành các hợp chất quan trọng như: clorophil, protit, peptit, amino axit, men và các vitamin có trong cây. Sau đây là một số loại đạm thông dụng

1. Ure – CO(NH2)2

  • Có 44 – 48% N nguyên chất, chiếm tổng số 59% tổng số đạm sản xuất trên thế giới.
  • Là loại phân có tỉ lệ N cao nhất. Thị trường có 2 loại chất lượng như nhau.
    • Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn dễ tan trong nước, hút ẩm mạnh.
    • Loại sản xuất theo dạng viên trứng cá có thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản, dễ vận chuyển, được dùng nhiều,…
  • Thích nghi rộng trên nhiều loại đất và cây trồng, thích hợp đất chua phèn.
  • Dùng bón thúc, bón lót, pha loãng theo nồng độ 0,5 – 1,5% xịt lên lá.
  • Bảo quản kỹ trong túi Polietilen, không được phơi ra nắng sẽ phân huỷ và bay hơi hết.
Bốn loại phân đạm vô cơ thông dụng.
Bón loại phân đạm vô cơ thông dung. Nguồn ảnh: Internet

2. Đạm Amoni Nitrat – NH4NO3

  • Có 33 – 35% N nguyên chất, chiếm 11% tổng số N sản xuất trên thế giới.
  • Tinh thể muối kết tinh màu vàng xám.
  • Dễ tan, dễ chảy nước, dễ vón cục, khó bảo quản và khó bón.
  • Là loại phân quý vì chứa cả NH4+ và NO3. Có thể bón cho nhiều loại cây và nhiều loại đất.
  • Là phân sinh lý chua, thích hợp với cây trồng cạn như thuốc lá, bông, bắp, mía,…
  • Pha dinh dưỡng để trồng cây trong nhà kính và tưới thúc một số cây rau ăn quả.
Bón loại phân đạm vô cơ thông dung.
Bón loại phân đạm vô cơ thông dung. Nguồn ảnh: Internet

3. Đạm Sunfat (còn gọi là phân SA) – (NH4)2SO4

  • Có 20 – 21% N nguyên chất. Còn có S: 23%. Chiếm 8% tổng số N sản xuất trên thế giới.
  • Dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh.
  • Có mùi amoniac (mùi khai nước tiểu), vị mặn và hơi chua, còn gọi là phân muối diêm.
  • Là loại phân quý vì có cả N và S, hai chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng
  • Dễ tan trong nước không vón cục, đóng thành tản khó bón.
  • Dùng tốt cho đất đồi, đất bạc màu (thiếu S), và dành bón cho cây cần nhiều S và ít N như đậu đỗ, lạc và cả ngô.
  • Có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất không chua phèn. Nếu đất chua phải bón thêm vôi, lân mới bón đạm Sunfat
  • Là loại phân tác dụng nhanh với cây trồng nên dùng bón thúc, bón nhiều lần để tránh mất đạm.
  • Bón cho cây con dễ bị cháy lá – nên lưu ý.
  • Không sử dụng bón trên đất phèn, dễ làm chua thêm đất.
Bón loại phân đạm vô cơ thông dung.
Bón loại phân đạm vô cơ thông dung. Nguồn ảnh: Internet

4. Đạm Clorua – NH4Cl

  • Có 24 – 25% N nguyên chất. tinh thể mịn màu trắng hoạc vàng ngà, dễ tan trong nước, ít hút ẩm, không bị vón cục, tơi rời dễ bón.
  • Là loại phân sinh lý chua, nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác.
  • Không nên sử dụng bón cho thuốc lá, chè, khoai tây, hành, tỏi, bắp cải, vừng, sầu riêng,…
  • Vùng khô hạn đất mặn không nên bón NH4Cl, vì đất sẽ tích luỹ nhiều Clo cây dễ bị ngộ độc
  • Nước ta thường sử dụng 3 loại phân đạm đó là: Urê, Amoni Sunfat, Amoni phosphat.
Bón loại phân đạm vô cơ thông dung
Bón loại phân đạm vô cơ thông dung. Nguồn ảnh: Internet

Một số điểm lưu ý khi sử dụng phân đạm.

Bảo quản trong túi nilon, kho phân thoáng mát, khô ráo, không bị dột và không để chung các loại phân khác.

Bón đúng đặc tính của cây trồng: cây có đặc tính khác nhau. Chọn đúng N để đạt hiệu quả cao. Cây trồng cạn như bắp, mía, bông… thích hợp với đạm Nitrat, lúa nước nên bón Clorua Amoni, SA, …Cây họ đậu nên bón N sớm khi cây chưa tạo nốt sần để cố định N khí trời.

Bón đúng đặc điểm đất đai

  • Phân có tính kiềm nên bón cho đất chua.
  • Phân chua sinh lý nên bón cho đất kiềm.
  • Đất lầy thụt, bùn nhiều không cần bón N.

Kỹ thuật bón N

  • Bón đúng lúc, đúng thời kỳ sinh trưởng của cây
  • Bón đúng liều lượng và cân đối với lân và kali
  • Bón phải kết hợp với xem xét thời tiết và khí hậu. Không bón lúc đầy nước, lúc mưa to.
  • Bón kết hợp làm cỏ, sục bùn, vãi đều nhiều đợt.

Bón thừa đạm: cây phát triển nhanh, dễ đổ ngã, ra hoa chậm, ít hạt, lép, dễ rụng, nhiều sâu bệnh, ăn không ngon, tốn tiền mua phân bón.

Tác giả: Duy Tân

Mọi thắc mắc về bài viết “Bốn loại phân vô cơ thông dụng và điều cần biết”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123  – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo