Cách Tự Làm Thuốc Trừ Sâu Sinh Học Tại Nhà

Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, lĩnh vực nông nghiệp đã phát triển vượt bậc hơn rất nhiều về quy mô và sản lượng. Đi kèm với lợi ích và những giá trị kinh tế mà khoa học mang lại cho nông nghiệp, thì vẫn có nhiều hệ lụy không tốt do con người lạm dụng quá nhiều vào công nghệ. Và điển hình nhất chính là việc lạm dụng các loại thuốc hóa học trừ sâu bệnh trong canh tác. Chẳng những làm giảm chất lượng nông sản, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và nông dân, mà còn làm các loại sâu bệnh hại ngày càng tiến hóa kháng thuốc tốt hơn và phá hoại nhiều hơn.

Trước tình hình này, xu hướng chung của nông nghiệp Việt Nam và thế giới đó chính là quay trở lại áp dụng phương thức canh tác hữu cơ sinh học theo hướng bền vững. Trong phương thức canh tác này chúng ta sẽ thay các loại thuốc trừ sâu hóa học bằng các phương pháp như là sử dụng bẫy bắt côn trùng hay các loại thuốc phòng ngừa sâu bệnh bằng các loại cây, cỏ có tính độc với sâu bệnh nhưng lại không làm hại con người. Phương pháp này thật sự có rất nhiều ưu điểm nếu như bà con áp dụng đúng cách lên khu vườn của mình, giúp tiết kiệm chi phí, không gây ô nhiễm môi trường, không làm sâu bệnh có hiện tượng kháng thuốc,…

Và đặc biệt, khi sử dụng phương pháp này chúng ta không cần phải có thời gian cách ly dài như khi sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. Đối với vườn rau, thời gian trồng đến khi thu hoạch tương đối ngắn nên không thể tuân thử thời gian cách ly khi sử dụng thuốc hóa học thì thuốc trừ sâu sinh học này là một lựa chọn tối ưu nhất. Còn các vườn cây ăn trái lâu năm, nếu áp dụng tốt biện pháp quản lý sâu bệnh bằng thuốc trừ sâu thảo mộc này cũng sẽ giúp bà con tiết kiệm rất nhiều chi phí.

Công Thức Làm Thuốc Trừ Sâu Sinh Học Tại Nhà

Về phương pháp điều chế các loại thuốc trừ sâu thảo mộc cũng rất đơn giản, bà con có thể tự mua nguyên liệu về và ủ thuốc tại nhà. Chúng ta chỉ cần có men vi sinh EM-AG (Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu), các nguyên liệu thảo mộc và ủ theo tỷ lệ sau đây:

1 lít EM-AG + 1 lít Mật rỉ đường + 18 lít nước + 2 – 4kg nguyên liệu

Các nguyên liệu thảo mộc thì bà con có thể cắt nhỏ ra hoặc đập dập rồi cho EM-AG, mật rỉ đường và nước vào thùng để ủ chung.

Thời gian ủ thuốc khoảng từ 1 đến 3 tháng thì bà con có thể đem ra sử dụng. Tùy theo mức độ sâu bệnh, nguồn nguyên liệu và kinh nghiệm mà bà con có thể canh chỉnh tỷ lệ thảo mộc và men cho phù hợp.

Tin Cậy xin giới thiệu đến bà con các loại thảo mộc để dùng làm thuốc trừ sâu sinh học hiệu quả nhất:

1. Gừng:

Gừng có chứa tinh dầu và các chất cay nên được sử dụng làm chế phẩm phòng trừ sâu bệnh hại như: rầy, rệp, bọ trĩ,…Trong củ gừng có hoặc chất Zingeron sẽ gây ngán ăn cho các loài sâu và côn trùng, đồng thời ức chế sự phát triển của chúng.

Gừng tươi - Nguyên liệu tự làm thuốc trừ sâu sinh học
Gừng tươi – Nguyên liệu tự làm thuốc trừ sâu sinh học

2. Ớt:

Với tính cay nồng, quả ớt được sử dụng trong việc tạo ra chế phẩm thảo mộc phòng trừ sâu hại như: kiến, rệp, ruồi, bọ xít và các loại bệnh do virus gây ra,…Trong ớt có chứa hoạt chất cay là Capsaicin, sẽ gây sót da và niêm mạc,…của sâu, đây cũng là loại quả có hiệu quả cao nhất trong việc làm thuốc trừ sâu thảo mộc.

Ớt tươi - Nguyên liệu tự làm thuốc trừ sâu sinh học
Ớt tươi – Nguyên liệu tự làm thuốc trừ sâu sinh học

3. Tỏi và hành tây

Hai loại củ này có mùi hăng và tính cay, mùi của chúng sẽ có tác dụng xua đuổi sâu hại nên được sử dụng để làm chế phẩm phòng trừ sâu bệnh như: bọ trĩ, sâu đục thân, bọ xít, bệnh do vi khuẩn, bệnh mốc sương… Trong tỏi có chứa các tinh chất diệt nấm bệnh cho cây trồng rất tốt.

Tỏi và hành củ - Nguyên liệu tự làm thuốc trừ sâu sinh học
Tỏi và hành củ – Nguyên liệu tự làm thuốc trừ sâu sinh học

4. Thuốc lá:

Trong thuốc lá có chất Nicotin, chất này đặc biệt rất hiệu quả trong việc tiêu diệt và ức chế sự phát triển của sâu hại và côn trùng.

Chế phẩm Nicotin trừ được nhiều loại sâu miệng nhai và chích hút như: Rệp, muội, nhện đỏ, sâu ăn lá hại rau, sâu vẽ bùa,…

Thuốc rê - Nguyên liệu làm thuốc trừ sâu sinh học
Thuốc rê – Nguyên liệu làm thuốc trừ sâu sinh học

Mời bà con cùng xem video về cách kết hợp gừng, tỏi, ớt và thuốc lá để làm thuốc trừ sâu sinh học:

5. Cây xuyến chi:

Từ xa xưa, ông bà ta đã biết tận dụng cây xuyến chi có vị đắng, chứa chất độc để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Đây là loại cây cỏ dại mọc ven đường và quanh bờ ruộng rất nhiều, nên bà con có thể dễ dàng tận dụng chúng làm thuốc trừ sâu sinh học tại nhà.

Cỏ xuyến chi - Nguyên liệu làm thuốc trừ sâu sinh học
Cỏ xuyến chi – Nguyên liệu làm thuốc trừ sâu sinh học

6. Cây sả:

Trong cây sả có chứa một loại tinh dầu đặc biệt có đặc tính xua đuổi côn trùng và chống nấm bệnh trên cây trồng. Bà con có thể áp dụng trồng sả ở xung quanh nhà và vườn cây giống như một hàng rào cách ly để xua đuổi ruồi muỗi và côn trùng, ngoài ra trồng sả cũng có tác dụng xua đuổi các loài rắn khiến chúng không dám đến trú ẩn gần nhà và trong vườn của chúng ta.

Ngoài làm thuốc trừ sâu thảo mộc, sả cũng có thể dùng để xông khói đuổi bướm hại, ruồi vàng trong vườn cây ăn quả.

Cây sả - Nguyên liệu làm thuốc trừ sâu sinh học
Cây sả – Nguyên liệu làm thuốc trừ sâu sinh học

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp

Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder

Phân vi sinh EMZ-FUSA nhập khẩu từ Mỹ

Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên

Máy đo pH và độ ẩm đất DM15

Máy đo EC trong đất HI98331

Chế phẩm sinh học EM1 – EM Gốc

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc

Vì đây là thuốc phòng trừ sâu sinh học nên chúng sẽ không thể có tác dụng nhanh như các loại thuốc hóa học. Khi sử dụng bà con cần phải kiên trì, không nên sử dụng quá liều tránh làm cháy lá và đọt cây,…do các nguyên liệu để làm thuốc điều có tính nóng. Khi pha thuốc bà con phải lọc sạch bã, để lắng cặn khi pha với nước, để tránh làm tắc vòi của bình phun. Cần phun thuốc trừ sâu sinh học vào lúc trời mát, phun đều hai mặt lá, nhất là mặt dưới lá.

Để khu vườn của chúng ta phát triển theo đúng hướng sinh học bền vững thì ngoài việc sử dụng thuốc trừ  sâu thảo mộc, bà con cũng nên thay thế các loại phân hóa học bằng các loại phân bón hữu cơ như đạm cá, phân đậu nành, bánh dầu, phân chuồng,…cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt nhất.

Trên đây là các gợi ý của Tin Cậy về các loại thảo mộc dễ kiếm và thường có sẵn tại nhà để làm thuốc trừ sâu thảo mộc. Ngoài ra bà con cũng có thể lấy lá cà chua, lá cây xoan, hoa cúc, cây ruốc cá, hạt na, chùm ngây, lá mật gấu,…để làm thuốc trừ sâu sinh học cũng rất tốt. Hoặc nước rửa chén hay dấm, rượu,…chúng ta cũng có thể pha với nước để làm thuốc trừ sâu sinh học đơn giản cho vườn rau của mình.

Hy vọng những chia sẻ ngày hôm nay sẽ hữu ích đến Quý bà con và sẽ được áp dụng vào khu vườn của  bà con ngay mùa vụ này như vườn bưởi Tân Triều của Anh Sơn trong video sau đây:

Tác giả: Mỹ Linh


Mọi thông tin về “Cách Tự Làm Thuốc Trừ Sâu Tại Nhà”, Quý khách vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo