Cách Ủ Phân Cá (Đạm Cá)
Đạm cá (phân cá) trước đây đã có vài bác nông dân đã xài rồi, rất hiệu quả mà nhiều người lại không biết cách xử lý sao để cho ra được đạm cá. Nhiều anh nông dân kiểu như dấu bài không chịu chia sẻ làm mình ủ bị hôi. Sau này tìm hiểu trên mạng rồi men này men kia rồi kỹ thuật công thức ủ tràn lan các kiểu trên thị trường rồi mình cũng làm thử xong vẫn bị hôi.
Cuối cùng sau những lần ủ bị hôi, những lần thất bại đó mình đã tìm ra cách ủ hạn chế đi rất nhiều mùi hôi, có mùi thơm nhẹ nhẹ giống như đạm trùn quế, thoang thoảng mùi nước mắm nên nay mình chia sẻ công thức và cách ủ cho bà con cách làm
Cách làm này là dành cho bà con ủ để bón cho vườn nhà mình nha, không nhằm mục đích thương mại sản xuất để bán, các anh làm để bán thì theo công thức khác nha, vì cái này làm là để bón và cải tạo vườn trên chính mảnh đất của bà con luôn nên nó hơi chất, và đậm đặc 1 chút.
Chuẩn bị và nguyên liệu
- Phuy 200 lít (phuy, lu, thạp, ản, xô chậu gì đều được cả)
- 10 lít Men EM1, EM gốc, EM ủ cá,… đều là nó cả, dòng này có thể dùng trong Nông Nghiệp lẫn thủy sản đều được, trên can có chữ EM, nắp vàng (dòng men này của Trung Tâm Phát Triển Công Nghệ Việt Nhật họ làm)
- 20 lít mật rỉ (mật mía) cái này dùng làm thức ăn cho vi sinh và phát triển.
- 140-160 kg cá (bỏ làm sao gần đầy phuy, cách miệng phuy 20cm là được) để khi ủ cá nó trương lên gần đầy rồi xẹp xuống là vừa
- 0,5kg men Protease (lúc trước mình hay dùng trái thơm trái đu đủ bỏ vô nhưng không ăn thua, vì chờ nó phân hủy xong phát huy tác dụng thì lâu quá, lúc đó cá nó hôi mất rồi nên cho hẵn 0,5 kg protease vào cho chắc) men này bay mùi giống cám gạo ở quê lắm mà không biết có phải nó không nên mua luôn cho chắc.
- Bao ni lông để phủ miệng phuy lại.
Cách làm:
- Bước 1: Cho cá vào Phuy, nếu cá được băm ra thì càng tốt (nó sẽ nhanh phân hủy hơn), còn không để y nguyên cũng được lâu phân hủy 1 chút (canh sao cho cá cách miệng phuy 20cm).
Cho cá vào phuy để ủ
- Bước 2: Cho 0,5kg men Perotease rải đều trên mặt hoặc trộn đều lẫn vào trong cá thì càng tốt
- Bước 3: Đổ 10 lít men EM1 với 15 lít mật vào (nên cho 2 thằng này khuấy đều rồi đổ vào), xong lấy cây chọt chọt cho men với mật len lỏi xuống để cho cá với men tiếp xúc được đều hơn nếu khô quá cho thêm 10 – 20 lít nước vào.
Hình: Cho EM1 với Mật và Protease vào phuy cá
- Bước 4: Đổ 5 lít mật còn lại lên bề mặt cá và đậy kín bằng nắp phuy hoặc bao ni lông phủ lại rồi tìm dây buộc lại.
- Bước 5: Đợi khoảng 2-4 tháng (miễn sao nó mục nát ra) lấy cây dằm và khuấy, xong vớt xác ra sẽ dùng được.
Vớt xác cá đã ủ
Từ 1 lít đạm cá trên bà con có thể pha (từ 50-200 lít) nước tùy theo loại cây trồng, bón lá, hay tưới gốc. Đạm cá rất phù hợp cho các vùng địa hình khó khăn vận chuyển phân bón hữu cơ khó, chi phí cao nên đạm cá là giải pháp tốt nhất cho cây trồng.
Video thực tế ủ phân cá tại nhà vườn:
Tác giả: Nguyễn Thanh Thảo
Mọi thắc mắc về “Cách ủ phân cá (đạm cá), vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0902 701 278 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn
Facebook: Tin Cậy Group | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Đạm cá sử dụng được trong bao lâu ạ?
Muốn ủ một lần sử dụng được lâu thì làm cách nào để bảo quản ạ?