Cần Làm Gì Sau Khi Thu Hoạch Sầu Riêng?

Sau một vụ mang trái, cây thường rất yếu, dễ rụng lá và sâu bệnh hại tấn công do đã dốc hết sức để làm bông, nuôi trái một thời gian dài . Thậm chí nhiều vườn chăm sóc cây không kỹ sau khi thu hoạch nhiều cây trở nên suy kiệt. Bà con cần tiến hành chăm sóc phụ hồi cây để cây đủ sức tiếp tục cho mùa vụ tiếp theo. Vây cần làm gì sau khi thu hoạch sầu riêng cùng Tin Cậy tìm hiểu về vần đề này nhé.

Cần làm gì sau khi thu hoạch sầu riêng?
Cần làm gì sau khi thu hoạch sầu riêng?

1. Vệ sinh gốc sầu riêng

Ngay sau thu hoạch cần quét dọn, thu gom lá cây, dọn cỏ xung quanh gốc cây tạo độ thông thoáng hạn chế sâu bệnh tấn công

Vệ sinh gốc
Vệ sinh gốc

2. Tỉa cành

Việc tỉa cành sau khi thu hoạch tạo thuận lợi cho việc chăm sóc, tạo độ thông thoáng cho tán cây, các cành đủ ánh sáng để quang hợp, nhanh hấp thu dinh dưỡng, phục hồi cây tốt hơn. Cây thông thoáng hạn chế sâu bệnh gây hại.

Sau khi thu hoạch 7-10 ngày cây có một khoảng thời gian nghỉ ngơi, bà con tiến hành tỉa bỏ cành khô, cành bị bệnh, cành yếu, cành tăm, cuốn trái còn sót lại, những cành thấp quá gần mặt đất, cành vượt.

Tỉa cành
Tỉa cành

3. Xới đất

Xới đất giúp đất được tơi xốp, thông thoáng hơn, rễ dễ hấp thu oxy. Việc xới đất giúp loại bỏ rễ cũ để tạo điều kiện cho rễ mới phát triển. Từ đó giúp cây hấp thụ dưỡng chất và nước tốt hơn. Nên xới đất ở vị trí từ 2/3 tán cây.

Tuy nhiên xới đất cũng dễ làm cho rễ bị tổn thương từ đó dễ bị nấm bệnh tấn công. Sau khi xới đất bà con có thể sử dụng Trichoderma, chế phẩm vi sinh EM1 giúp bảo vệ bộ rễ, tăng số lượng vi sinh vật có lợi trong đất, phòng trừ nấm bệnh

4. Rửa vườn xử lý nấm bệnh

Theo Chú Bảy- Đạ Huoai, Lâm Đông chia sẻ Chú pha chế Boóc Đô (hay còn gọi là Bordeaux) để rửa vườn. Phun ướt đẫm hết cây giúp phòng trừ nấm bệnh xâm nhập vào các vết cắt tỉa cành mà còn rửa trôi luôn rong rêu, ổ côn trùng trên thân, cành

Nguyên liệu: 5kg vôi + 2kg đồng xanh + phuy 200l

5kg vôi pha với nước khuấy đều theo 1 chiều sau đó cho từ từ 2kg đồng đã pha với nước trước đó vào khuấy đều theo 1 chiều →  Mới ra được Boóc Đô

Dung dịch Boóc Đô
Dung dịch Boóc Đô

Ngoài ra bà con có thể sử dụng các loại thuốc hóa học phòng trừ nấm bệnh.

5. Bón phân cung cấp dinh dưỡng

Nhiều bà con đợi đến khi cây thu hoạch xong hoàn toàn mới tiến hành bón phân phục hồi cây, lúc này cây đã yếu nếu thời gian bổ sung dưỡng chất cho cây bị trễ, cây không đủ sức và không kịp chuẩn bị cơi lá cho vụ mùa tiếp theo.

Khoảng 7 – 10 ngày trước khi thu hoạch lần cuối cùng bà con tiến hành bón phân hữu cơ cho cây: phân chuồng ủ hoai, phân nở. Để cây sau khi thu hoạch có thể hấp thụ dinh dưỡng tốt, cây khỏe, không bị suy kiệt, nhanh chóng hồi phục, phát triển xanh tốt

Sau khi rửa vườn 2 – 3 ngày thì tiến hành tưới phân đạm cá + humic + NPK

(Phân humic giúp kích rễ, từ đó rễ phát triển khỏe mạnh giúp cây hấp thụ nước, hấp thu các chất dinh dưỡng từ các loại phân bón tốt hơn, kích cây đi cơi đọt, phát triển xanh tốt, là to dày,…)

Tưới gốc: Pha 3 lít đạm cá + 500g humic + (500g Trichoderma) + (1 – 2Kg NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15) + 200 lít nước. Tưới phân xung quanh tán cây sau đó tưới lại nước để phân thấm sâu hơn .

Phun lá: Pha 1 lít đạm cá + 250g humic + 200 lít nước. Xịt ướt hết tán cây

=> Định kì 1 tháng tưới gốc 1 lần kết hợp phun lá 2 lần.

Combo Đạm cá + Humic
Combo Đạm cá + Humic

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

6. Phòng trừ sâu bệnh

Bà con cần thường xuyên thăm vườn nhằm phát hiện sớm các bệnh hại: Rầy xanh, thán thư, nấm hồng, đốm rong,… tấn công gây hại đến cây sầu riêng từ đó có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế thiệt hại.

Định kỳ bà con sử dụng phân sinh học WEHG và thuốc bảo vệ thực vật để tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa dịch bệnh gây hại cho cây.

1 lít phân sinh học WEHG + 100 – 150 lít nước phun ướt đẫm lên thân cành, bộ lá cây để phòng trừ nấm bệnh. Phun kỹ vào các ngách thân, mặt dưới của cành.

7. Chế độ nước tưới

Cần cung cấp đủ nước tạo điều kiện cho cây phát triển, tưới 2 – 3 ngày/lần, giữ ẩm cho cây. Mùa mưa thì bà con cần cân đối giãn ngày tưới ra, đối với vùng đất thấp, đất trũng cần tạo điều kiện cho vườn thoát nước tốt hạn chế ngập ứng, nấm bệnh tấn công.

 

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con, hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về bài viết “Cần làm gì sau khi thu hoạch sầu riêng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123  – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo