Chế Độ Chăm Sóc Vườn Sầu Riêng Tơ Năm Sau Cho Trái Bói
Tiếp tục theo chân Tin Cậy rong ruổi với những chuyến thăm vườn sầu riêng cập nhật từng vùng miền từ Miền Tây, Miền Đông và Tây Nguyên. Tin Cậy có dịp ghé thăm lại vườn sầu riêng 320 gốc, 2.5 năm của Anh Thành ở Phước Long, Bình Phước, dự tính năm sau bắt đầu để trái bói. Vậy cách chăm sóc, chế độ dinh dưõng, phân bón cho vườn tơ như thế nào để năm sau cho trái bói tốt cùng Anh Thành chia sẻ qua bài viết sau nhé.
Chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, phân bón
Vườn sầu riêng của Anh rất khỏe và lực, thân, cành to, mập, lá to dày, xanh bóng, tán cây đều tạo thành hình chóp. Anh cho biết, nuôi dưỡng dàn lá khỏe, đẹp xem như việc chăm sóc cây sầu riêng đã thành công một nữa. Nên chú ý chăm sóc cây sầu riêng từ những năm đầu tiên từ chế độ dinh dưỡng cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ, tỉa cành tạo tán, phòng trừ nấm bệnh giúp cây phát triển khỏe mạnh, dàn lá khỏe đẹp để sẵn sàng cho vụ mùa sầu riêng khi cây đủ lực để làm trái bói.
Khoảng cách trồng 8 x 7m, vườn rất thông thoáng, không rậm rạp. Cây khoảng 1 năm tuổi Anh đã bắt đầu tỉa cành, tạo tán cho cây, những cành mọc xiên Anh sẽ bấm ngang đầu cành để tạo các cành cấp 2 cho cây, sau khi cắt tỉa cành Anh phun thuốc nấm để hạn chế nấm bệnh. Vườn nay đã 2.5 năm tán cây rất đều nhận đủ ánh sáng để cây quang hợp, hấp thu tốt dinh dưỡng.
Mùa nắng Anh tủ rơm cách gốc 30 – 40cm giúp giữ ẩm, làm mát cây, giúp rễ không bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp làm cháy đầu rễ, rễ khỏe mạnh hấp thu phân sẽ tốt hơn. Lưu ý sẽ không tủ rơm vào trong gốc cây sẽ dễ phát sinh nấm bệnh. Khi tưới phân Anh sẽ tưới kèm Trichoderma giúp hỗ trợ xử lý nấm bệnh rơm.
Luân phiên bón đạm cá + humic, phân gà nở xen kẻ nhau. Nếu tháng này Anh bón đạm cá + humic thì tháng sau Anh sẽ bón phân gà nở 2 – 3kg/gốc, bỏ xung quanh tán cây. Mùa nắng Anh sử dụng phân gà tự ủ với chế vi sinh EM AG + trichoderma, vào mùa mưa Anh sử dụng phân gà nở của Nhật.
Thời gian tới Anh sẽ sử dụng xem kẻ thêm đạm đậu nành giúp nuôi dưỡng cơi lá, thúc đẩy cây phát triển, cây chắc khỏe, kháng bệnh tốt hơn. Đồng thời giúp cây cân đối dinh dưỡng Anh bổ sung thêm phân NPK 3 số đều (16:16:16), 3 tháng/lần.
Anh không tưới phân qua hệ thống béc, kéo dây tưới từng gốc để kiểm soát lượng phân tưới phù hợp cho từng tán cây và kiểm soát để không tưới vào trong gốc cây hạn chế nấm bệnh phát sinh gây hại cho cây.
Chế độ nước tưới
Bố trí 4 béc tưới ở 4 gốc, tưới 15 – 20 phút/cây, cây hấp thụ nước đều 4 gốc, tàn phát triển đồng đều.
Phòng trừ nấm bệnh
- Định kỳ: 7 – 10 ngày phun 1 lít đạm cá + 250g humic (nuôi dưỡng cơi đọt, lá xanh dày, sáng bóng) + thuốc phòng trừ sâu rầy (cơi đợt mới nhú “Mũi giáo”) hoặc nhện đỏ (vào mùa khô) + 200 lít nước (quá trình chăm sóc một cơi đọt cần phun 1 – 2 cử nhện đỏ).
- Khi lá lụa: Pha thuốc phòng trừ sâu rầy + Mancozeb ngừa nấm bệnh.
- 3- 4 lần/năm phun + tưới gốc Allitte/Agri fos luân phiên để phòng xì mủ, vàng lá thối rễ.
Nhờ chế độ chăm sóc tốt ngay từ những năm đầu, cả vườn của Anh chỉ trồng lại dặm 2 cây, cây rất khỏe, dàn lá đẹp và không có cây nào bị bệnh, dự tính sang năm bắt đầu để trái bói.
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bà con có chế độ chăm sóc tốt cho vườn sầu riêng tơ của mình, hẹn gặp lại bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về bài viết “Chế độ chăm sóc vườn sầu riêng tơ năm sau cho trái bói”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ