Có Nên Trồng Xen Trong Vườn Sầu Riêng?
Cây sầu riêng là vua của các loại cây ăn trái với mùi vị đặc trưng, thơm ngon cùng theo đó là giá cả khá ổn định và cao so với các loại cây khác. Tuy nhiên thời gian thu hoạch lần đầu phải từ 4 – 5 năm sau trồng, nếu với các hộ có mảnh vườn khiêm tốn hoặc không có vốn ban đầu thì rất khó để cân bằng thu chi.
Từ đó một số nhà vườn trồng xen vào vườn sầu riêng con cây trồng khác hoặc trồng sầu riêng vào vườn cây có sẵn để chuyển đổi cây trồng. Việc trồng xen canh nhiều loại trên vườn sầu riêng có nên không? Cùng Tin Cậy phân tích dưới đây nhé
1. Các kiểu xen canh
a. Xen canh cùng lúc
Là trồng cùng lúc sầu riêng và giống cây trồng khác (cam, ổi, mít, bơ,…) trên mảnh đất.
Đặc điểm:
- Cây trồng xen là có thời gian cho trái sớm hơn cây sầu riêng nhiều (1 năm có thu hoạch).
- Trồng cùng lúc nên cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng là không đáng kể trong năm đầu. Cây trồng xen lớn nhanh hơn nên sẽ lan rễ sớm và cạnh tranh dinh dưỡng cũng như ánh sáng (mít, chuối,…)
- Thời điểm canh tác khác nhau dẫn đến bón phân, phun thuốc không đồng nhất (cây trồng xen nuôi trái, cây sầu riêng nuôi thân cành…)
b. Xen canh sau khi trồng sầu riêng
Là trồng sau khi đã trồng sầu riêng được thời gian.
Đặc điểm:
- Kiểu này ít được áp dụng nếu trồng cây ăn trái vì giá trị cây sầu riêng lớn hơn nên sẽ không cần thiết xen cây ăn trái khác vào cạnh tranh dinh dưỡng.
- Có thể trồng xen bằng cây rau màu để tăng thu nhập, tuy vậy việc cào xới đất có thể ảnh hưởng rễ lan của sầu riêng.
- Chuyển đổi sang cây trồng khác do sầu riêng lão, chết.
c. Xen canh sau cây trồng khác
Là trồng sầu riêng con vào giữa vườn canh tác hiện tại (vườn cam, bưởi, sầu riêng giống cũ,…)
Đặc điểm:
- Có nguồn thu nhập hiện tại từ cây lớn để chờ cây sầu riêng lớn.
- Đất có cây che phủ không quá khô nóng đối với sầu riêng con.
- Rễ của cây lớn đã lan khắp vườn sẽ cạnh tranh mạnh làm cây sầu riêng con chậm lớn.
- Áp lực sâu bệnh từ cây hiện có ảnh hưởng mạnh đến sự non yếu của cây mới trồng.
- Không gian hẹp, ít ánh sáng dẫn đến cây sầu riêng dễ bị lép tàn hoặc bị vống cao làm cành thưa và mảnh.
2. Cây trồng có thể xen canh tăng thu nhập
Cây có múi (cam, bưởi, quýt,…):
Với thời gian cho thu hoạch từ 1 – 1,5 năm sau trồng thì cây có múi rất được nhiều nhà vườn trồng xen, tại miền Tây có thể trồng sát liếp để tận dụng khoảng không trên các mương nước.
Chuối:
Một vụ mùa khoảng 9 – 12 tháng tùy giống cũng khá cuốn hút cho trồng xen, tuy vậy rễ chuối ăn lan rất mạnh, khó diệt gốc chuối cũng như khả năng đổ ngã cao vào mùa mưa gió.
Bơ:
Với chiều cao có thể khống chế và độ lớn tán không cao, cây bơ cũng được ưa chuộng với nhà vườn miền Đông.
Cà phê/tiêu:
Thường sẽ được xen sầu riêng vào xen kẽ để chuyển đổi cây trồng hoặc để xen nhiều loại giá trị cao, tuy nhiên các bệnh hại lại khá giống nhau và có thể lây chéo cho nhau.
Ổi/mãng cầu:
Cây không quá to, dễ chăm sóc, năng suất cũng ổn định, nhanh thu hoạch nên được trồng xen khá nhiều đặc biệt những giống mới như: ổi Nữ hoàng, ổi Ruby, mãng cầu Thái (na Thái/na Nữ hoàng),….
Cây họ đậu:
Trồng xen cây họ đậu rất tốt vì có thể che phủ đất, tăng thu nhập mà còn cố định đạm giúp đất trồng màu mỡ hơn.
Cây rau màu:
Các loại cải, xà lách, rau mùi,…có thể trồng xen để cải thiện bữa ăn, thu nhập cho những năm đầu, sau 2 – 3 năm cây sầu riêng lớn thì không còn thích hợp nữa.
Tình huống thú vị khi xen canh:
- Khi trồng cây xen vào sầu riêng chưa được thu hoạch nhưng lại rớt giá thê thảm nên đốn bỏ, gây lãng phí công sức và tiền của. Có nên giữ lại chờ thời cơ?
- Khi cây trồng phụ thu hoạch bán được giá cao cho thu nhập tương đương cây sầu riêng nên không nỡ đốn bỏ, làm cho vườn cây dày đặc, um tùm. Có nên đốn bỏ để nuôi cây chính?
Tóm lại, cây sầu riêng là cây ăn trái trồng chuyên canh do đó có thể tận dụng trồng cây khác tăng thu nhập nhưng tốt nhất nên trồng chuyên chỉ mỗi sầu riêng để quản lý tốt nhất cho cây sầu riêng. Giai đoạn cây con quyết định rất lớn về năng suất sau này của cây sầu riêng do đó khoảng thời gian hình thành tán, phát triển cành cũng như bộ rễ.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân vi sinh EMZ-FUSA nhập khẩu từ Mỹ
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
- Chế phẩm vi sinh Trichoderma (Bio-TC)
Việc trồng xen nếu ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây con sẽ dẫn đến cây chậm lớn, lép tàn, cành yếu,…làm kéo dài thời gian có thể cho thu hoạch hoặc năng suất giảm do không mang được nhiều trái.
Trên đây là những phân tích về việc trồng xen trên vườn sầu riêng, bà con thấy nên hay không nên cho vườn mới trồng? Chúc nhà vườn có được lựa chọn tối ưu cho vườn nhà và một vụ mùa bội thu!
Tác giả: Minh Cường
Mọi thắc mắc về “Có nên trồng xen trong vườn sầu riêng”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ