Phần 2: Bị lạc giữa rừng và cách tìm đường về làng

ve

Chiều xuống lúc này là 14 giờ rồi, chúng tôi buộc phải ra khỏi rừng trước khi trời tối.

ve1

Đoàn chúng tôi xuất phát nhanh hơn so với lúc đi, vì phải băng rừng về đường khác nên chúng tôi đã bị lạc, càng đi càng lạc. Sau đó, chúng tôi tìm ra con suối và cứ thế đi theo suối để tìm khoảng trống rồi quan sát định hình lại hướng đi

veve

Trong lúc men theo khe suối tìm hướng ra chúng tôi được anh dẫn đường chỉ cho vị trí heo rừng mới kím ăn ở đây.

ve2

Sau đó, nhóm chúng tiếp tục băng vào rừng để tìm đường về làng

ve3

Gặp được dấu vết sơn, chúng tôi lần theo cứ tưởng là đường ra nhưng sau đó chúng tôi bị mất dấu vết

ve4  Chúng tôi tiếp tục theo hướng xuống dốc mà đi, gặp được gỗ mục nghĩ là dấu vết của người lấy gỗ nên chúng tôi men theo lối mòn đi tiếp.

ve5

Dọc theo lối mòn vô tình chúng tôi lướt qua một con rắn Lục Mây mà không hay biết. Nghĩ lại thấy vô cùng nguy hiểm vì nhóm chúng tôi toàn mặc quần short.

ve6

Quá mệt cho chuyến nước rút về đích để ra khỏi rừng. Chúng tôi dừng lại ăn nhẹ lương khô và tiếp tục hàng trình

ve7

Đang trong lúc chưa tìm được lối đi, chúng tôi tìm được dấu của ai đó để lại trên cây, cứ thế chúng tôi lao ra khỏi rừng trước lúc trời tối, lúc này đã gần 5h chiều.

ve7.1

Gặp người dân tại đó chúng tôi hỏi thăm thì mới biết chúng tôi đã đi lạc và cách nơi xuất phát ban đầu là 7km.

ve10

Tôi và các anh trong nhóm nhờ xe 3 gác chở nhóm về lại nơi xuất phát kết thúc một hành trình khám phá hòn núi huyền bí tại Lâm Đồng có tên là núi LuBu.

ve9

Con suối dài uốn quanh chảy từ trên đỉnh núi về dưới hạ nguồn

Tạm biệt LuBu chúng tôi bắt đầu quay về Sài Gòn trong cái ánh mặt trời đã khuất, kết thúc một hành trình gian nan ở nơi rừng thiên nước độc.

Sau chuyến đi có những lưu ý cho các bạn có ý định tham gia khám phá núi LuBu

  1. Chuẩn bị sức khỏe thật tốt, thật sự dẻo dai, không bị tim, xương khớp,..
  2. Quần dài, áo dài tay, mũ, giầy thể thao (hạn chế gai, mủ cây dính tóc, các côn trùng)
  3. Thời điểm đi vào mùa khô tầm tháng 12 âm lịch là đẹp (lúc này rừng không bị quá khô và suối vẫn còn nước)
  4. Mang theo chiếc võng, rựa
  5. Nên đi theo nhóm để tương tác hỗ trợ nhau qua các địa hình khó
  6. Mang theo lương khô, nước và vật dụng y tế để phòng hờ khi gặp sự cố trầy xước
  7. Đi ngang các khe đá tối quá thì không nên tò mò thêm vì có thể sẽ gặp các con vật ăn đêm hoặc rắn nguy hiểm
  8. Mang theo pin (đèn đội) để khi không ra khoải rừng kịp thì có thể ở lại
  9. Nên xuất phát sớm hơn để kịp về trong ngày nếu không bị lạc quá xa, khoảng 6h30 – 7h là bắt đầu vào rừng.
  10. Nên nhờ người địa phương dẫn đường

Thanh Thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo