Sản xuất Thủy canh đang là xu hướng của nền nông nghiệp hiện đại khi thủy canh có thể khắc phục được nhiều khuyết điểm so với canh tác truyền thống trên đất. Khi thủy canh kết hợp các công nghệ hiện đại như tự động hóa, đèn cung cấp ánh sáng nhân tạo, hệ thống cảm biến thông minh đã biến những ngôi nhà trồng thủy canh ngay giữa lòng những đô thị sầm uất. Vậy những yếu tố nào cần chú trọng có quyết định sống còn cho thủy canh? Nông Nhàn xin nêu ra 5 yếu tố quan trọng trong canh tác hiện đại bằng hệ thống thủy canh nhà kính.

tc1

1. Nước

Người xưa có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” thì thủy canh cũng không ngoại lệ đó mà đặc biệt nguồn nước cực kỳ quan trọng đến sự phát triển của cây trồng trong hệ thống.

Các đặc điểm của nước thủy canh cần lưu ý:

+ Về pH: khoảng pH lý tưởng là từ 5.5 – 7.5 do bộ rễ nằm trong nước nên pH ảnh hưởng rất lớn sự phát triển và hút dinh dưỡng của rễ.

+ Về sinh hóa: hạn chế dùng các nước phèn, mặn, kiềm hay nước cứng (hàm lượng C2+, Mg2+…cao) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng trong nước phân thủy canh (kết tủa, biến chất…).

+ Về vi sinh: Hạn chế các nguồn nước bị nhiễm vi sinh như E.Coli, trực khuẩn…sẽ gây nhiễm cho nông sản do tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước hoặc thông qua hệ thống làm mát.

+ Về kim loại nặng: Những nguồn nước gần bãi rác khu dân cư, khu công nghiệp…những tồn dư như: Thủy ngân (Hg), Chì (Pb),Asen (As)…cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng

tc2 1

Kiểm tra nguồn nước vào là khâu rất quan trọng trong sản xuất thủy canh

2. Dinh dưỡng

“Nhất nước” rồi thì tới “Nhì phân”

Do nguồn dinh dưỡng chỉ đến từ nguồn phân được thêm vào dung dịch thủy canh nên liều lượng, hàm lượng và loại phân đưa vào sẽ ảnh hưởng tất yếu đến chất lượng cũng như năng suất cây trồng

Dinh dưỡng bao gồm các nguyên tố Đa lượng như Đạm (N), Photpho (P), Kali (K) … Trung lượng như Canxi (Ca), Magie (Mg) hay Vi lượng như Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Boric (Bo) … giúp cây phát triển bình thường.

Phân bón cho thủy canh sẽ có những khác biệt so với trên đất. Lượng phân này phải đáp ứng các tiêu chuẩn như:

+ Dễ tan trong nước.

+ Ít bay hơi.

+ Ở dạng hoạt động mạnh.
+ Không bị kết tủa.

Khi cho phân vào dung dịch cũng đảm bảo thứ tự trước sau giữa các loại phân để tránh bị kết tủa.

Các loại cây khác nhau sẽ cần nồng độ dung dịch khác nhau và khác nhau ở từng giai đoạn của cây ví dụ như: các loại xà lách (600-800ppm), Cải các loại (1000-1200ppm), cà chua (1500ppm cho sinh trưởng và 2500ppm cho giai đoạn mang trái),…

tc3 1

Các giai đoạn khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau

3. Giống

Giống cũng nằm trong các yếu tố quan trọng vì quyết định năng suất và chất lượng đầu vào ban đầu.

Các lưu ý khi chọn giống:

+ Chọn giống có năng suất cao, cây khỏe

+ Chọn giống phù hợp với khí hậu địa phương nếu không có hệ thống kiểm soát yếu tố bên ngoài.

+ Nên chọn các loại cây có thân lùn hoặc thân cứng cáp cho dạng nằm ngang để tối đa hóa phần tán, với trụ đứng nên chọn có dạng tỏa tròn, hình bó khi cây lớn sẽ không bị ngã đổ.

+ Giống cây cho thủy canh cần chịu được nhiều nước, có bộ rễ phát triển mạnh, ưu tiên rễ chùm hoặc có rễ bên phát triển mạnh

+ Cần am hiểu các yếu tố thích hợp của giống đang trồng như: nhu cầu dinh dưỡng, cường độ ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, pH…

tc4 1

Đa số các giống rau đều trồng thủy canh được

tc5 1

Có rễ phát triển mạnh trong nước là được

4.Thiết kế hệ thống thủy canh

Hệ thống thủy canh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến:

+ Khả năng cung cấp dinh dưỡng

+ Khả năng hồi lưu nước

+ Khả năng cung cấp Oxi cho bộ rễ

+ Tiếp nhận ánh sáng, cạnh tranh ánh sáng.

+ Khoảng không chăm sóc, thu hoạch

Một số dạng thủy canh thường gặp:

+ Giàn nằm ngang

tc6 1

+ Trụ đứng (đơn, kép, hàng)

Sản xuất thủy canh

+ Tank thủy canh tĩnh có thổi oxi

+ Thùng/can nhựa thủy canh tĩnh

Sản xuất thủy canh

5. Thiết kế nhà kính, nhà màn

Nhà kính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm của môi trường cũng như sâu bệnh, gió bão…

Một nhà kính muốn tối ưu cho thủy canh cần có:

+ Hệ thống làm mát (quạt, phun sương) ở vùng nóng hoặc hệ thống sưởi không khí ở nơi lạnh.

tc9 1

Chắn côn trùng, che mưa, làm mát (trên hình là đang phun sương làm mát)

+ Có màn che mưa, màn cắt nắng ở nơi có nắng gắt.

+ Lưới chắn côn trùng (nhà kín) hoặc lưới chắn 2/3 (nhà hở).

+ Sàn đất bằng phẳng giúp cho việc hồi lưu được tốt hoặc phân bổ dinh dưỡng đồng đều.

+ Hệ thống cảm biến (pH, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm)

Nếu thiết kế tốt về phần nhà kính, nhà màn sẽ tiết kiệm được rất lớn công tác phòng trừ sâu bệnh, năng suất được tối ưu do đó chi phí giảm và lợi nhuận tăng cao.

Sản xuất thủy canh

Áp dụng vài biện pháp sinh học sẽ giảm phun thuốc hóa học hơn

Trên đây là 5 yếu tố quan trọng trong sản xuất thủy canh mà bà con cần lưu ý, Nông Nhàn chúc bà con sẽ canh tác tốt bằng những công nghệ hiện đai và tiên tiến này.

Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 0902 882 247 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Địa chỉ: Số 4, Đường 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM

Email: tincaygroup@gmail.com; tincay@tincay.com; kinhdoanh@tincay.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo