Kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà ở Bình Thuận

Bình Thuận là nơi mà chúng tôi có cơ duyên, may mắn được đến thăm quan, nắm được tình hình thực tế về kỹ thuật nuôi yến, được chia sẻ tất tần tật về các khâu trong xây nhà yến, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ yến. Hãy cùng bài viết dưới đây tham khảo về kỹ thuật nuôi yến trong nhà ở Bình Thuận

1.nha yen

2.nha yen

3.nha yen

Cách làm tổ của chim yến

4.nha yen

5.nha yen

6.nha yen

7.nha yen

8.nha yen

9.nha yen

10.nha yen

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong 100gram tổ yến và ứng dụng

Theo phân tích của một số tài liệu về thành phần dinh dưỡng trong 100gram tổ yến thì gồm có

11.nha yen

  • Trong lần đầu khai thác thì lượng protein của tổ yến sẽ cao nhất sau đó giảm dần. Và hàm lượng lipit trong tổ yến lần đầu khai thác sẽ không có và tăng dần tỉ lệ thuận theo độ giảm của protein.
  • Chúng ta có thể sử dụng yến để chưng đường phèn, hoặc nấu cháo. Và còn nhiều cách chế biến khác kết hợp với tổ yến khiến chúng ngon hơn.

Vốn xây nhà yến phải cần bao nhiêu?

12.nha yen

Trước khi bắt đầu xây nhà yến, các kỹ thuật sẽ khảo sát và tìm hiểu thử có dấu hiệu của chim yến về chắc chắn không thì mới dám tư vấn cho bà con là có nên nuôi chim yến hay không? Vì thật chất nuôi chim yến cần phải bỏ ra một số vốn rất lớn, tùy theo từng diện tích mà chúng ta muốn xây. Theo khảo sát của chúng tôi thấy rằng, giá để xây một nhà yến hiện nay dao động từ 3,5 triệu đến 9,5 triệu, tùy theo yêu cầu nội thất của ngôi nhà cho yến. Và tùy theo số tầng nhà mà chúng ta nhân số tiền lên. Ví dụ, anh A muốn nuôi yến trong nhà với diện tích là 100 mét vuông và muốn xây bốn tầng và với nội thất cơ bản nhất thì chi phí dành cho Anh A là: 3,5triệu X 100 mét vuông x 4 tầng là 1 tỷ tư ( đã bao gồm thiết bị kỹ thuật trong nhà yến).

13.nha yen

    • Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đủ vì xây nhà yến thôi thì chưa chắc yến sẽ vào ở và chúng ta phải thêm từ 150 triệu đến 300 triệu tiền kỹ thuật cho nhà yến để đảm bảo chắc chắn rằng, ngôi nhà đó sẽ có yến về ở và sinh sôi nảy nở. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, đã tốn tiền kỹ thuật nhưng yến vẫn không vào ở thì người ta lại phải thuê một người kỹ thuật cho nhà yến khác, và chi phí lại phát sinh. Vậy thì tính ra để đầu tư cho một căn nhà yến 4 tầng thì chi phí cho nó là khoảng là từ 1 tỷ rưỡi đến 1 tỷ 7.
    • Nhưng nuôi yến thì trong 1 2 năm đầu sẽ rất sốt ruột, vì lúc đó chim yến rất ít vì chủ yếu chúng ta chỉ mới gầy dựng tổ, gầy dựng chim non. Và năm thứ ba thì chúng ta mới bắt thu hoạch tổ lai rai, có thể đến năm thứ tư thì chúng ta mới có thể hoàn vốn. Như vậy thì nếu chúng ta thật sự có kinh tế và số tiền đó chúng ta vẫn chưa cần đến cho mục đích gì thì chúng ta mới nên nuôi chim yến vì tiền chôn vốn cho yến rất lâu và đôi khi trong những lúc chúng ta cần tiền để đầu tư thì không thể xoay. Vì vậy những ai muốn xây nhà yến thì nên cân nhắc kỹ.

Khảo sát kỹ thuật

Nhiều người trước khi nuôi yến có thắc mắc rằng nếu chúng ta đang nuôi một nhà yến và tự nhiên có một người hàng xóm xây một cái nhà yến gần nhà chúng ta thì yến có bỏ nhà chúng ta để đi qua nhà hàng xóm ở không? Câu trả lời rằng sẽ khiến những người có ý định cạnh tranh dẫn dụ yến từ nhà người khác sẽ thất vọng vì yến là một loại chim rất là chung thủy với chỗ ở của mình, một khi mà chim yến đã xác định rằng đây sẽ là ngôi nhà nó ở thì chắc chắn rằng nó sẽ luôn nhớ và quay về dù cho nó có đi kiếm ăn ở những chỗ rất là xa. Khi kỹ thuật khảo sát khu nhà yến sẽ khảo sát về hai vấn đề : Địa hình cho nhà yến và thiên địch của chim yến.

    • Kỹ thuật sẽ khảo sát địa hình nhà yến gồm, địa hình này có hồ nước nào hoặc cánh đồng nào gần đây không ? Có trồng lúa hay không? (Vì trồng lúa sẽ có nhiều côn trùng, bọ, thức ăn cho chim sẽ nhiều và chim sẽ tăng đàn). Nếu xây nhà yến gần các con đường lớn, khu xí nghiệp hoặc các khu nhà cao tầng trong phố sẽ gây ồn ào khiến chim yến hoảng sợ và nguồn thức ăn cũng ít không đem lại hiệu quả kinh tế cao.
    • Khảo sát về thiên địch của chim yến là gồm các loài chim hay ăn thịt yến như diều hâu, đại bàng hoặc chim cắt. Chúng cũng sợ các tiếng kêu của các loài chim trên nên thường chim yến sẽ không dám tới lui khu đó và dẫn đến khi xây nhà ra mà không có chim yến vào ở.

Thi công nhà yến

Phần này khá là phức tạp và phải do những nhà thầu lành nghề và có kinh nghiệm để xây nhà yến, và cũng phải coi ngày để hạ thổ giống như là xây nhà cho mình ở vậy đó.

    • Xây nhà yến gồm nhiều nhiều tầng. Mỗi tầng đảm bảo chiều cao tối thiểu là 2,7 mét vì độ tung cánh của chim yến là 2,1 mét nên đa số các nhà yến được thiết kế mỗi tầng có độ cao trung bình là 3 mét. Tuy nhiên không xây cầu thang mà việc di chuyển từ lầu này qua lầu khác là dùng một cái thang riêng.

14.nha yen

    • Chim yến rất thích ở trong tối nên phải đảm bảo rằng nhà của yến lúc nào cũng tối đèn và cửa ra vào phải cần có 2 lớp để bảo vệ. Lớp cửa thứ nhất bước vào là nơi chúng ta sẽ lắp đặt những hệ thống phun sương hoặc hệ thống hẹn giờ và hệ thống thu hút khí làm thông thoáng khí. Bước qua cánh cửa thứ hai là chúng ta có thể vào được chỗ của yến ở. Còn cửa ra vào của yến thì được đặt ở phía trên. Lúc mới xây nhà thì cửa mở to nhưng khi đã cảm thấy số lượng lớn yến vào ở rồi thì nên để cửa nhỏ lại để hạn chế những loài chim ăn thịt yến sẽ vào. Chim yến cứ bay ra khỏi tổ là bay không ngừng nghỉ trên bầu trời và chỉ khi nào về đến tổ thì chúng mới có thể nghỉ ngơi và nằm trong tổ.

15.nha yen

    • Tường xây cho nhà yến là gạch, xi măng và cát và dùng các ống nước nhựa đường kính 5cm để đặt vào trong các bước tường để làm lỗ thông khí. Khi xây xong mọi người nên nhớ là dùng xi măng quét lại một lớp nữa và sau đó bôi vào bức tường bằng phân chim hoặc các chất hóa học có mùi của chim yến, chất này thì chúng ta sẽ mua của hàng Malaysia hoặc Indonesia là nhiều và hiện nay người ta bán rộng rãi rồi.

16.nha yen

    • Trên lớp trần nhà thì chúng ta sẽ lớp tôn và rắc thêm tro trấu trên tôn để chống nóng cho nhà yến, chim yến thích nhiệt độ từ 24-29 độ nên có những ngày hè nắng nóng chúng ta phải có biện pháp chống nóng cho chim, có nhà sẽ dụng máy phun sương kết hợp với máy quạt, có nhà xịn hơn thì lắp luôn điều hòa để nuôi chim yến.

17.nha yen

    • Chim yến sẽ làm tổ ở những thanh gỗ mà chúng ta đặt trên trần của mỗi nhà. Gỗ chuyên dùng ở đây là gỗ ép nhập của Malaysia, gỗ này chống ẩm rất cao, có nhà đã sử dụng hơn năm năm rồi nhưng gỗ vẫn không hề bị mục hay ẩm mốc dù không khí trong nhà yến lúc nào cũng có độ ẩm từ 80-90%.

1. Dụng cụ sử dụng trong nhà yến

Những dụng cụ thường được dùng trong nhà yến là băng thu tiếng chim yến  ẩm kế, chất hóa học, gương soi tổ trứng, giàn phun sương .

    • Băng thu tổ yến rất quan trọng vì đây là tiếng thu chim yến như một hoạt động tự nhiên của sinh hoạt chim yến, băng thu chim yến có nhiều loại. Loại nào cũng quan trọng như nhau như loại âm thâm gọi chim yến nên đặt ở đỉnh của nhà yến, nơi đó phát ra khi chúng ta muốn yến về tổ và người ta thường mở lúc 3 giờ đến 4 giờ chiều để gọi yến về và khi chim yến chuẩn bị ngủ là vào lúc nửa đêm thì chúng ta mở loại nhạc ru chim ngủ để chim có thể an tâm mà ngủ, đến mùa giao phối thì chúng ta lại mở một loại nhạc khiến cho chúng kích thích để làm tình hoặc khi tổ của chúng có vấn đề gì thì chúng ta chỉ cần bật âm thanh mất tổ là chúng có thể quay về ngay. Hiện nay, nhờ ứng dụng kỹ thuật nên có thể đến giờ là âm thanh tự chuyển đổi nên chúng ta không lo về vấn đề này nữa.

18.nha yen

    • Thứ hai là ẩm kế, ẩm kế sẽ giúp chúng ta đo được độ ẩm của nhà yến và khi độ ẩm của nhà yến không đạt yêu cầu thì nó sẽ tự bật phun sương và làm tăng độ ẩm như chúng ta mong muốn nên chim yến sẽ không phàn nàn về vấn đề độ ẩm trong nhà đâu.

19.nha yen

    •  Thứ ba là chất hóa học có mùi chim yến, để khi yến vào nhà thì yến sẽ ngửi thấy có mùi trong đó nó sẽ nghĩ rằng chỗ này an toàn vì trước đó đã có yến ở, đối với những nhà yến mới xây thì rất cần phun và kết hợp thêm bôi các chất bẩn của chim yến lên tường và dùng phân yến của các nhà yến khác rải dưới sàn để tạo mùi giống như nhà yến ở thật. Giá phân của chim yến khá cao dao động từ 40.000 vnđ đến 50.000 vnđ cho 1 ký và cứ 2 tháng ta thu phân bán một lần thì cũng xem như giải quyết được vấn đề điện nước.
    • Gương soi tổ trứng, dùng để chúng ta soi những tổ chim yến trên cao xem tổ đã đạt chưa, có trứng hay chim non ở trong đó không rất là tiện ích.

2. Kỹ thuật nuôi chim yến

Chúng ta cùng tìm hiểu một trong những phần quan trọng tiếp theo đó chính là phần kỹ thuật nuôi chim yến trong suốt quá trình từ lúc nhử chim về và trong quá trình chúng ta khai thác tổ yến thì cần có một kế hoạch rõ ràng, cụ thể và khoa học để tránh làm cho chim yến cảm thấy bất an mà bỏ đi. Mùa thu hoạch tổ yến được tính từ thời điểm tổ yến đã có thể bóc tách được ra. Lúc bày tình trạng tổ yến sẽ phụ thuộc vào mùa vụ, tình trạng chim yến và chất lượng tổ yến. Mình sẽ chia ra 2 giai đoạn khai thác.

20.nha yen

Cần lưu ý những vấn đề trong lúc chim yến trong nhà đã ổn định, thời gian tối thiều là 3 năm.

21.nha yen

Xem thêm clip để có những chia sẻ thực tế

Các phương pháp thu tổ yến

Cách thu tổ yến sẽ được chia ra làm 3 cách:

  • Cách thứ nhất là tiến hành thu tổ khi tổ đã làm xong và được dùng để chim đẻ trứng, những chưa có trứng. Khi chim được lấy tổ trứng đi thì bắt buộc ngay lập tức chim phải làm tổ thật nhanh để kịp cho quá trình đẻ trứng, có thể chỉ trong vòng 1 tháng là chim đã làm xong một cái tổ. Phương pháp thu hoạch này gọi là phương pháp trộm tổ. Với phương pháp này nếu chúng ta không có một kế hoạch cụ thể có thể làm giảm chất lượng tổ yến, cũng như bầy đàn chim yến trong nhà tuy là tổ yến trắng hơn.
  • Cách thu hoạch thứ hai là thu hoạch tổ khi là khi chim đã làm tổ xong và đẻ 2 quả trứng. Tuyệt đối không được lấy trứng khi chim yến mới đẻ xong 1 quả trứng vì làm như vậy sẽ chim hoảng sợ có con vật nào đã ăn mất trứng của nó, nó bất an và sẽ bỏ đi. Nếu chim đã đủ 2 quả trứng thì chúng ta lấy trứng và lấy tổ thì chim sẽ tiếp tục lại làm tổ và đẻ trứng, phương pháp này gọi là phương pháp loại bỏ trứng.  Chất lượng và tai tổ có thể là tốt hơn nhưng hình dáng tổ chưa hoàn chỉnh.
  • Cách thu hoạch tổ yến thứ ba đó là để cho chim con tự ấp nở, chỉ lấy tổ khi chim con đã nở và có thể tự bay đi kiếm ăn, thông thường tổ yến được thu hoạch theo cách này có chất lượng tổ không tốt lắm, màu tổ đã thay đổi trở nên ngà vàng hay còn được gọi là tổ yến già, và tổ lấy ra xong có thể nhanh chóng chuyển sang màu đen nhưng đây là cách thu hoạch tốt nhất là khiến cho bầy đàn chim yến trong nhà được tăng lên (vì tỷ lệ chim yến già và chết là từ 15-17%) nên chim non sẽ dần thay thế chim già.

Các thiên địch hại chim

Chim yến sống hoàn toàn chủ yếu là dựa vào môi trường thiên nhiên nên sức sống mạnh, nếu có bị mất mát thì cũng do các thiên địch hại chim yến và tổng hợp các loại thiên địch hại chim yến gồm có

  • Chuột: Chuột rất thích ăn trứng chim yến và chim non. Chúng ta nên loại bỏ tất cả các chỗ hổng trong nhà yến. Cố gắng đóng các cửa cần thận và không để bất cứ vật dụng như giấy, vải vụn vì chuột rất thích làm tổ bằng những thứ đó.
  • Kiến lửa hoang: Loài này thường xuất hiện vào mùa mưa, thích cắn đốt và ăn chim con, đốt các con chim yến đang ấp trứng. Vì vậy lúc thiết kế nhà yến nên xây thêm những rãnh nước ở xung quanh tường để tránh kiến leo vào những mùa mưa.
  • Gián: Động vật này rất thích ăn tổ chim và làm cho tổ của yến biến dạng, đặc biệt làm phẩm chất tổ chim yến giảm xuống vì có mùi khó chịu. Phun thuốc diệt côn trùng xung quanh nhà yến, thường xuyên và nên dọn dẹp sạch sẽ các chất thải
  • Dơi. Vì chim yến không thích ở cùng với dơi và không gian của nhà chim yến dơi rất thích vào. Chúng có thể ăn trứng và con non nên chúng ta thường xuyên theo dõi camera nếu thấy dấu tích của dơi nên xóa mùi đó đi bằng vôi trộn với cồn hoặc than củi trộn với cồn thì dơi sẽ không đến nữa.
  • Rắn mối và tắc kè: Hai con này rất thích ăn trứng chim yến, và tiếng kêu của tắc kè khiến chim yến hoảng sợ nên có biện pháp đuổi chúng đi nếu thấy dấu vết của chúng xuất hiện.

22.nha yen

  • Chim cắt và chim săn mồi: Những loại chim lớn hơn chim yến như diều hâu, cú mèo là những loại chim yến rất sợ, chỉ cần nghe tiếng kêu của chúng thôi chim yến sẽ không dám lại tổ nữa, nhưng hiện nay nhờ vào công nghệ tiên tiến, đã có các loại âm thanh khiến chim đó không dám vào nữa. Nhưng cũng có nhiều người chơi ác chơi xấu thả các loại chim săn mồi đến đó, như vậy cũng khá là nhiều rủi ro và chúng ta nên hạn chế làm nhà yến ở những khu vực có các loại chim săn mồi đó.
  • Trộm hay còn gọi là yến tặc: Khi các tổ yến có giá trị cao thì những người có lòng tham, chỉ muốn ăn không ngồi rồi đó chỉ muốn ăn trộm các tổ yến để đi bán lấy tiền. Mà đây là thành phần nguy hiểm nhất, nên có biện pháp an ninh mạnh là lắp cái camera chống trộm trong khu vực nuôi chim yến, thuê người canh gác, nếu có bảo vệ càng tốt.

3. Phân loại thành phẩm

Tổ yến khi thu về thì sẽ chia ra làm 3 loại:

23.nha yen

24.nha yen

25.nha yen

  • Thương lái sẽ có hai cách khi thu mua, một là thu mua tổ thô, tổ chim còn bụi bẩn, phân chim và lông chim. Loại thô khi mua về thì sẽ thuê những người thợ lâu năm, lành nghề để nhặt lông chim, qua các bước nhặt kỹ lưỡng thì một ngày hai người công nhân sẽ cho ra 1gr tổ yến thô thành phẩm. Hai là thu mua sản phẩm khi đã tinh chế, sơ chế qua rồi.

26.nha yen

Mời mọi người xem thêm clip kỹ thuật nuôi yến tại nhà yến anh Lực

Xem thêm TRỒNG PHÁT TÀI THU TIỀN TỶ

https://www.youtube.com/watch?v=aPUHo5scvks


CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo