Nhân Tố Ngoại Cảnh Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Cây Sầu Riêng?

Điều kiện ngoại cảnh là một trong những tác nhân cần được lưu ý kỹ càng kể cả lúc trước khi trồng và đang trồng sầu riêng. Trong bài viết này, tôi sẽ đề cập một vài tác nhân được cho là chủ chốt trong quá trình canh tác sầu riêng.

1. Mưa

Cố nhân có câu “ Cầu cho mưa thuận gió hoà”. Thật vậy cây trồng rất cần nước. Hầu như tất cả các hoạt động sinh lý hoá trong cây đều cần nước làm chất trung gian. Tuy nhiên không phải lúc nào mưa nhiều cũng được cho là tốt. Mưa quá nhiều sẽ gây hại cho cây sầu riêng.

Cũng giống như các loại cây ăn trái khác, cây sầu riêng cần sự khô hạn trong ít nhất là 1 – 2 tuần để tiến hành ra bông, chuyển từ sinh dưỡng sinh trưởng sang sinh dưỡng sinh sản. gặp mưa vào lúc này, cây sẽ không thể chuyển qua sinh sản, có nguy cơ không đậu trái cho mùa sau.

Sầu riêng cũng giống các loại cây trồng khác, cây cần quang hợp để tạo vật chất cho cây, nhưng cũng cần phải thở để chuyển hoá vật chất ấy thành năng lượng. Cây sầu riêng có cấu tạo bộ rễ giống các cây công nghiệp, bộ rễ đặc, không có khả năng giữ oxy như các loại cây rễ rỗng như dừa nước, rau muống,… Vì vậy nếu để cây ngập nước sẽ ảnh hưởng đến việc hô hấp của cây, làm cây thiếu hụt oxy cần cho chuyển hoá năng lượng dẫn đến cây bị chết.

Việc thiếu hụt Oxy còn diễn ra trong tình trạng đất bị thoái hoá, đất nghèo vi sinh vật, đất canh tác lâu ngày không được cải tạo,…

Còn trong khi cây sầu riêng ra hoa thụ phấn, mưa nhiều sẽ làm trôi đi hạt phấn khiến thụ phấn và thụ tinh kém, dẫn đến trái mắt hộc, trái xương. Bên cạnh đó trong điều kiện mưa nhiều, độ ẩm cao, nấm bệnh sẽ sinh sôi phát triển mạnh. Đặc biệt là nấm Phytophthora palmivora. Mưa nhiều nên chúng ta cũng phải phòng bệnh nhiều.

Đặc biệt là tình trạng úng nước, cây sẽ chết nếu không thoát nước kịp sau 1 tuần
Đặc biệt là tình trạng úng nước, cây sẽ chết nếu không thoát nước kịp sau 1 tuần

2. Nắng

Tất nhiên rồi cây trồng trên cả Trái đất này đều cần ánh sáng để sinh sống và cây sầu riêng cũng không phải ngoại lệ. Nếu trời âm u kéo dài, sức quang hợp của cây sẽ bị suy giảm, dẫn đến cây tạo ra ít chất đường hơn, khiến sầu riêng chậm phát triển. Ví dụ cụ thể có thể thấy. khi ta trồng sầu riêng xen kẽ các cây công nghiệp khác như tiêu, điều, cà phê,… cây sầu riêng còi cọc ít lá và thân dài sọc.

Trông xen sầu riêng trong vườn tiêu làm cây bị rợp bóng, kém phát triển
Trông xen sầu riêng trong vườn tiêu làm cây bị rợp bóng, kém phát triển

Cây sầu riêng là cây nhiệt đới cần lường độ chiếu sáng rơi vào khoảng 50.000 – 70.000 lux. Tuy nhiên nếu nắng nhiều cộng với khô hạn, nhiệt độ không khí cao trên 40oC thì quang hợp sẽ giảm, hô hấp tăng cao. Lúc này quá trình bốc hơi nước ở mặt lá tăng nhanh làm cho cân bằng nước trong cây bị xáo trộn, hô hấp tăng làm năng lượng tiêu hao nhiều, cây trở nên yếu dễ bị sâu bệnh hại tấn công.

3. Giá rét

Đặc thù của cây trồng nhiệt đới là không chịu được giá rét. Vì điều kiện giá rét kèm theo nhiệt độ thấp, lúc đó chất nguyên sinh trong tế bào sẽ bị đông lại, thể tích tế bào có thể tăng cao làm vỡ thành tế bào. Thông thường cây sẽ không sống nổi mà sẽ chết rét hoặc là sinh trưởng sẽ bị trì trệ.  

Đó chính là nguyên nhân chính tại sao cây sầu riêng chỉ có thể trồng từ Khánh Hoà đổ vào trong Nam, hay sầu riêng chỉ xuất hiện tại khu vực Đông Nam Á mà không phải nơi nào khác trên thế giới. Ngưỡng chịu nhiệt của cây sầu riêng là 24 – 30oC, khi nhiệt độ không nằm trong ngưỡng này các chức năng sinh lý của cây bị tác động xấu, trong thời gian kéo dài có thể ảnh hưởng nhiều đến sức phát triển của cây.

Vùng đỏ tượng trưng cho khu vực trồng sầu riêng trên thế giới
Vùng đỏ tượng trưng cho khu vực trồng sầu riêng trên thế giới

4. Đất có vấn đề

Cây sầu riêng trồng được đa phần các loại đất. Tuy nhiên có một vài trường hợp không thể canh tác sầu riêng như: đất bị mặn, đất bị phèn, trong đất có nhiều độc tố như Sắt, Nhôm, Mangan, muối NaCl, Na2SO4,… đất có thừa các chất nên trên đều độc cho cây trồng.

Muốn trồng sầu riêng ta phải tiến hành cải tạo đất rất tốn kém và mất thời gian. Các loại đất trên thông thường thông thường sẽ thiếu các chất đa lượng NPK và vi lượng cần thiết cho cây trồng. Để cải tạo đất như vậy điều ta cần là tìm nguồn nước ngọt ổn định, còn nếu không nên chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp.

Vườn sầu riêng chết hàng loạt do hạn mặn tại Tiền Giang năm 2020 (nguồn: Internet)
Vườn sầu riêng chết hàng loạt do hạn mặn tại Tiền Giang năm 2020 (nguồn: Internet)

Một cây sầu riêng khoẻ mạnh là cây sinh trưởng tốt, phát triển bình thường, ít bị sâu bệnh tấn công, năng suất cao, chất lượng tốt. Nếu đạt đủ các điều kiện trên cây sẽ cho từ 200 – 300kg trái trong khoảng năm 5 – 6 và sẽ tăng lên ở những năm sau với điều kiện canh tác hợp lý. Cây sầu riêng hứa hẹn sẽ cho năng suất cao nếu ta thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo cho cây phát triển bình thường như câu nói: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

Tác giả: Duy Tân

Mọi thắc mắc về bài viết “Nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng thế nào đến cây sầu riêng?”, vui lòn liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123  – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo