Thành công từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao

Hiện nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long diễn ra mạnh mẽ. Các vùng chuyên canh nuôi tôm đa phần đang dần dần đòi hỏi kỹ thuật nuôi càng ngày càng cao. Để đáp ứng được thời tiết, môi trường nuôi cũng như dịch bệnh ngày càng khắc nghiệt hơn.

Chuyến đi thực tế vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Gành Hào, Bạc Liêu, giáp ranh với Đầm Dơi, Cà Mau. Tại đây tùy vào mức độ đầu tư mà hình thức nuôi tôm có 3 dạng khác nhau: là nuôi quảng canh, bán thâm canh và thâm canh.

Để đáp ứng được nhu cầu cũng như số lượng lớn cho xuất khẩu. Mô hình nuôi tôm thâm canh đang được áp dụng nuôi phổ biến thay vì nuôi quảng canh và bán thâm canh như trước đây.

Chuyến đi thực tế

Anh Phết – chủ hộ nuôi ở địa phương chia sẻ một số kinh nghiệm nuôi tôm sú trong ao lót bạt, mật độ cao. Sau 3 năm kể từ lúc chuyển mô hình nuôi từ “bán thâm canh” qua “thâm canh” Anh “Thắng” liên tục nên nay Anh mới mạnh dạng chia sẻ về mô hình này, cũng như kinh nghiệm. Đồng thời, anh còn chia sẻ một số mẹo hay trong quá trình nuôi để bà con nuôi mô hình nhỏ lẻ có thể áp dụng.

1561168501363

1. Về con giống:

Anh Phết tự sản xuất giống để cung cấp con giống cho ao nuôi của mình. Bà con trong vùng cũng nuôi theo quy trình cách ly nghiêm ngặt từ việc di chuyển, tiếp cận ao nuôi. Khu vực sản xuất giống để hạn chế tối đa việc lây lan các mầm bệnh từ ao này qua ao khác, khu vực này qua khu vực khác.

Các Anh em bà còn trong vùng nuôi phải thống nhất với nhau về việc khi phát hiện ao nuôi mình bị bệnh hoặc có triệu chứng lạ phải báo ngay cho các hộ nuôi khác để hạn chế mầm bệnh lây lan hoặc sử dụng biện pháp cách ly mầm bệnh hợp lý.

1561168306157

Bể nuôi các giai đoạn ấu trùng tôm

2. Môi trường và nguồn nước

Đối với Anh Phết môi trường nuôi và nguồn nước mới là mục tiêu hàng đầu khẳng định sự thành bại trong suốt vụ nuôi.

1561168501203

Điều kiện cần cho một ao nuôi thâm canh

Một vuông tôm nuôi theo hình thức thâm canh thì phải có ao lắng thô (có thể là ao lót bạt hoặc ao đất), ao lắng bạt xử lý diệt khuẩn và các mầm bệnh, ao cấy vi sinh sẵn sàng cho việc nuôi và thay nước.

1561168406409

Hình: Ao lắng thô

Ao này dùng để bơm nước từ sông vào, để dòng chảy được ổn định. Sau đó bơm chuyển lên ao lót bạt ở đây nước được xử lý diệt khuẩn. Nước từ ao này được chuyển qua ao khác để cấy vi sinh phục vụ cho việc thay nước.

1561168376503

Ao đã được cấy vi sinh sẵn sàng cấp nước cho ao nuôi khi cần

1561168407192

Quạt nước cung cấp oxy cho ao nuôi

Hệ thống tạo oxy đáy

Hệ thống sụt khí tạo oxy đáy được cải tiến, thiết kế lại phù hợp với độ sâu của ao. Linh hoạt trong tạo oxy đáy, tầng giữa và trên mặt nước tùy theo giai đoạn phát triển của tôm

1561168407078

Hệ thống sụt khí tạo oxy đáy

Phòng ngừa khi cúp điện Anh dự phòng 2 máy phát điện. Để phòng khi một máy hư đột xuất đảm bảo an toàn tránh sai soát và sự cố xảy ra.

1561168449344

Hệ thống siphong đáy để lấy các chất thải ra ngoài. Việc thay nước được thiết kế đảm bảo chất thải lắng, thức ăn dư được đưa ra ngoài kịp thời. Tránh hàm lượng khí độc và các mầm bệnh tăng lên khi các dòng men không xử lý được.

1561168501884

Dụng cụ rửa hồ sau mỗi vụ nuôi đảm bảo các mầm bệnh tồn tại trên ao được rửa sạch

Phòng ngừa bệnh trên tôm

Đối với Anh, việc phòng ngừa các bệnh về tôm được Anh đưa lên hàng đầu. Bởi theo Anh nếu để xuất hiện bệnh thì tỷ lệ thành công thấp dù phát hiện bệnh sớm.

Anh chia sẻ về cách dùng men và các phụ phẩm khác theo cách của Anh. Anh không dùng như khuyến cáo của nhiều nhà sản xuất. Nhà sản xuất yêu cầu phải kiểm tra nước ao nuôi bị gì, nồng độ nào cao, nồng độ nào thấp vượt ngưỡng ra sao thì mới xử lý. Theo Anh thường thì chờ mình kiểm tra nước đạt tới ngưỡng rồi mới xử lý thì đã quá trễ, nào là 5-7 ngày tạt 1 lần, 10-15 ngày tạt 1 lần, hoặc giữa vụ tạt 1 lần,…

Kinh nghiệm dùng men vi sinh EM1

Anh tạt men hàng ngày với liều lượng loãng hơn để cho môi trường nước luôn ở mức tốt nhất. Anh không đợi đến lúc sử dụng máy hoặc dùng test đo kiểm tra khi nào phát hiện quá ngưỡng rồi mới xử lý. Khi đó gần như đã xuất hiện mầm bệnh cũng như khí độc trong môi trường nuôi. Ít hay nhiều là do chỉ số khí độc trong ao ở mức nào thôi. Bởi vì hàng ngày các chất thải thải ra liên tục và thức ăn dư làm tăng khí độc lên. Không có chuyện hạ xuống mà mình phải đợi tới 5, 7 hay 10 ngày mới đánh 1 lần. Phải kiểm tra liên tục hàng ngày và tạt thường xuyên với mật độ loãng hơn Anh Phết nhấn mạnh.

1561168501146

Các dòng men chủ lực Anh thường xuyên xử dụng trong suốt vụ nuôi như: EM1, EM Aqua, men xử lý NO2, NH3, xử lý đáy. Bên cạnh đó Anh còn làm thêm men EM tỏi để kích thích tiêu hóa cho tôm ăn. Kháng được mầm bệnh đồng thời hỗ trợ cho việc lột vỏ của tôm rất hiệu quả.

Anh chia sẻ thêm cách ủ EM thứ cấp (EM2) từ EM1:

Dùng 2kg cám gạo tốt  + 1lít rỉ mật đun sôi + 10g muối hột + 1 lít EM1 + 46 lít nước sạch ủ 7-10 ngày rồi tạt trực tiếp xuống ao trong suốt vụ nuôi. Ngày nào cũng phải tạt với mật độ nhiều hay ít tùy theo thời điểm sinh trưởng của tôm.

Cách ủ EM tạo màu nước

10 lít mật + 100ml EM1 + 500-600 lít nước để tạt tạo màu nước sau mỗi lần thay nước hoặc đầu vụ nuôi.

1561168502064

Bể ủ vi sinh và tạo màu cho nước để châm nước và vi sinh xử lý hàng ngày cho ao nuôi

Cách ủ EM tỏi giúp tăng sức đề kháng cho tôm, ngừa bệnh và đồng thời giúp tôm tiêu hóa tốt, tăng trưởng tốt hơn.

1 lít mật rỉ đường + 1 lít dấm + 1 lít cồn 450 + 1 lít EM1 (EM gốc) ủ 3 ngày.

Sau đó dùng EM đã ủ đem đi ủ với tỏi xay nhuyễn theo công thức: 1 lít EM đã ủ + 1 ký tỏi xay nhuyễn + 8 lít nước ủ tiếp 3 ngày sau đó vớt tỏ trên bề mặt bỏ đi là dùng được.

Nhưng cách làm và công thức trên được anh Phết chia sẻ rất tận tâm. Hi vọng có thể giúp ích được một phần nhỏ nào đó cho bà con trong suốt quá trình nuôi.

Xem thêm mô hình vườn ao chuồng kết hợp tại Đây

Gành Hào, Bạc Liêu ngày 28/06/2019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo