Phòng Rệp Sáp Sầu Riêng – Càng Sớm Càng Tốt
Phần lớn sầu riêng Việt Nam đều sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc, đây là một thị trường không quá khó nhưng cũng không quá dễ. Thị trường tiêu thụ sầu riêng Trung Quốc rất chú trọng về mẫu mã của sầu riêng. Và một trong những nguyên nhân khuyến sầu riêng Việt Nam “kém duyên” hơn Thái Lan là do bị rệp sáp tấn công.
Với đặc điểm hình thái là hình Oval. Con cái trưởng thành dài khoảng 2,5 – 4,0 mm, chiều ngang khoảng 0,7 – 3,0 mm. Cơ thể phủ sáp màu trắng như bông nên có người gọi là rầy bông hay rệp bông, phía lưng hơi phồng lên, bụng phẳng.
Thành trùng đẻ trứng trong đệm sáp dưới bụng. Trứng hình bầu dục, màu vàng nhạt. Ấu trùng mới nở màu vàng nhạt, rất linh hoạt và bò nhanh. Ấu trùng tuổi 1 chân dài, di chuyển nhanh, cơ thể chưa phủ bột sáp trắng.
Ấu trùng tuổi 2 chân gần như ngắn hơn, di chuyển chậm lại, trên lưng xuất hiện bột sáp trắng. Ấu trùng tuổi 3 chân càng ngắn hơi, di chuyển ít hơn, trên lưng phủ nhiều bột sáp trắng. Sang giai đoạn trưởng thành, cặp tua xung quanh cơ thể rõ ràng và lưng bắt đầu vồng lên.
Rệp sáp tấn công vào quả, hút dịch vỏ quả. Ngoài ra dịch tiết của chúng tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, làm vỏ quả bị đen.
Rệp gây hại trong suốt giai đoạn phát triển của quả từ khi còn nhỏ cho đến lúc chín. Chúng chích hút trên cuống quả và quả. Chúng thường tập trung rất nhiều ở những chùm quả.
Trên quả non nếu mật số của rệp sáp cao sẽ làm cho quả không phát triển được và có thể bị rụng sớm. Nếu mật số rệp sáp thấp hoặc tấn công khi quả đã lớn thì quả vẫn tiếp tục phát triển nhưng chất lượng quả bị giảm.
Trong quá trình sống rệp bài tiết ra mật ngọt tạo môi trường thích hợp cho mấm bồ hóng (Capnodium sp.) phát triển, làm quả bị phủ một lớp bồ hóng, màu đen bẩn, làm giảm phẩm chất quả.
Rệp sáp sống cộng sinh với các loại kiến. Bằng cách kiến tha rệp từ nơi này sang nơi khác, từ cây này sang cây khác mỗi khi chỗ rệp sáp đang chích hút đã cạn kiệt nhựa. Ngược lại, trong chất bài tiết của rệp sáp có chứa nhiều chất đường mật làm thức ăn cho kiến.
Biện pháp nào phòng ngừa rệp sáp hiệu quả
1. Biện pháp kỹ thuật
- Bảo vệ các loài thiên địch như bọ rùa, ong ký sinh, nhện săn mồi,…
- Nếu rệp sáp ít có thể dùng vòi nước xịt vào để rửa trôi
- Tránh trồng xen những cây hay bị rệp sáp tấn công như: mãng cầu, chôm chôm,…
2. Biện pháp hoá học
Khi mật độ rệp sáp gây hại cao có thể cân nhắc các loại hoá chất sau
- Buprofezin: Làm ung trứng, giảm sự tăng nhanh mật độ
- Spirotetramat, Clothianidin: tiêu diệt các loại thành trùng cứng đầu.
- Permethrin 50EC: Tiêu diệt sâu hại bằng 4 cơ chế: Tiếp xúc, vị độc, thẩm thấu, xông hơi. Diệt sâu, làm ung trứng, cắt lứa sâu, xua đuổi côn trùng. Hiệu lực nhanh mạnh, kéo dài.
Xem thêm tại đây
- Dầu khoáng.
Cần phải theo dõi sầu riêng liên tục, đặc biệt là giai đoạn trái sau khi xổ nhuỵ để kịp thời phòng ngừa rệp sáp hiệu quả. Từ đó cải thiện mẫu mã, nâng cao giá thành và năng suất cho vụ sầu riêng.
Tác giả: Duy Tân
Mọi thắc mắc về bài viết “Phòng rệp sáp sầu riêng – Càng sớm càng tốt”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ