Phòng Trị Bệnh Nấm Hồng Trên Cây Sầu Riêng
Bệnh nấm hồng là một loại bệnh do nấm hại gây ra trên rất nhiều loại cây trồng thân gỗ như: cao su, điều, xoài, sầu riêng,…Đặc biệt với loại cây trồng phần thu hoạch là quả mang trên cành như sầu riêng thì nấm hồng gần như phá hủy toàn bộ năng suất, sản lượng của cây đó. Việc phòng trừ nấm hồng trên cây sầu riêng cũng rất khó khăn và tốn kém, tuy nhiên từ những chia sẻ thực tế Nông Nhàn sẽ giới thiệu cho bà con cách “Phòng trừ nấm hồng trên cây sầu riêng” hiệu quả.
1. Nấm hồng hại sầu riêng
Bệnh thường xuất hiện trên các cành nhỏ mọc ngang ở nơi phân cành. Thời tiết mưa ẩm kéo dài là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh phát triển và lây lan. Bệnh do nấm Erythricium salmonicolor gây ra.
Đầu tiên những sợi nấm màu trắng phát triển bên trên vỏ cây. Sau đó hình thành lớp nấm dạng phấn hồng bao phủ bên ngoài vỏ cây. Bên dưới lớp phấn phủ ta thấy mô vỏ cây bị thâm và thối làm cho phần trên vết bệnh không được cung cấp nước và chất dinh dưỡng, sau đó lá vàng khô dần và chết. Vỏ cây có thể bị nứt ở vị trí vết bệnh. Bệnh thường làm chết cành nếu không phòng trừ kịp thời.
Nấm bệnh lây lan qua bào tử bay trong không khí do gió, mưa, gặp điều kiện thích hợp sẽ phát triển thành vết bệnh ở nơi mới.
2. Phòng trị bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng
- Không trồng cây với mật độ quá dày, tránh trồng xen rậm rạp.
- Tỉa cành, tạo tán nhằm tăng độ thông thoáng trong tán cây và trong vườn cây.
- Những cành bệnh nặng, cành chết do bệnh cần được cắt và tiêu hủy ngăn ngừa lây lan.
- Thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.
Biện pháp hóa học:
- Phun cành và thân: 4 đồng/6 vôi cụ thể là ta pha 4kg đồng và 6kg vôi cho phuy 200 lít; phun kỹ trên cành và thân, phun đẫm. Trong tuần phun đó, nếu không có mưa, nên phun lại bằng nước sạch, một năm phun tầm 2 lần.
- Công dụng vừa trị nấm hồng hiệu quả vừa nâng pH đất khi vôi rơi xuống.
- Phun lá pha tỷ lệ 1/1, tức 1kg đồng + 1 kg vôi cho 200 lít nước, phun đẫm trên lá. Cách phun và số lần phun mỗi năm cũng giống như phun xịt trên thân như trên đây.
Copper Sulfate nguyên chất hay Sulfat đồng, bà con nông dân thường gọi phèn xanh có phản ứng acid (chua) nên khi sử dụng riêng để phòng trừ bệnh cho cây trồng thường dễ gây hại cho cây trồng (cháy lá, hại cho hoa). Vì vậy, không nên dùng riêng để phun mà hỗn hợp với vôi thành thuốc có tên gọi là bordeaux (Boóc-đô). Nguyên liệu để pha chế nước thuốc Boóc-đô là Ca(OH)2 (vôi sống hay còn gọi là vôi tươi) và CuSO4 (sulfat đồng). Khi pha dung dịch sulfat đồng với nước vôi sẽ cho ra nước thuốc Boóc-đô có màu xanh da trời, không mùi. Nước thuốc này tương đối ít độc đối với người, động vật, cây trồng.
Ngoài ra, bà con nên kết hợp với việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây thông qua việc bón phân đế cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt, đủ khả năng để chống lại mầm bệnh, một trong những loại phần bà con có thể sử dụng đó là phân hữu cơ vi sinh.
Trên đây là những chia sẻ của Nông Nhàn về việc phòng trị hiệu quả bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng, hy vọng bà con sẽ có thêm phương pháp để phòng trị loại nấm bệnh này.
Tác giả:Minh Cường
Mọi thắc mắc về “Phòng trị bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn
Facebook: Tin Cậy Group | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ