Tìm hiểu về Khoáng và Kim loại nặng trong nông nghiệp

Trong sản xuất nông nghiệp không phải nơi nào cũng đủ lượng khoáng chất để đáp ứng quá trình canh tác. Khoáng chất là các oxit kim loại cung cấp phần nguyên tố trung vi lượng cho cây trồng. Hiểu đơn giản như các loại cây có múi sẽ cần khá nhiều Canxi, Silic để không bị nứt trái mà những thành phần này khi thiếu chỉ có thể bổ sung bằng lượng khoáng chất từ đất, đá khai thác ở nơi giàu khoáng mà bón bổ sung vào. Tuy nhiên, các khoáng chất này có nguy cơ kèm theo kim loại nặng nếu không được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt thì sẽ gây nguy cơ tồn dư kim loại nặng trong đất, nước và nông sản. Hôm nay, Tin Cậy sẽ giới thiệu một vài sản phẩm khoáng chất và chúng ta cùng tìm hiểu về các loại Khoáng và Kim loại nặng thiết yếu hoặc cần tránh trong nông nghiệp.

Nội dung tìm hiểu về Khoáng và Kim loại nặng như sau:

I. Khoáng Chất

Những bao khoáng chất để bón cây trồng đa số sẽ ở dạng rắn của các oxit kim loại như: Silic (SiO2), Nhôm ( AL2O3), Sắt (Fe2O3), Magie ( MgO), Canxi (CaO), Natri ( Na2O), Kali(K2O), Photpho (P2O5),…

Thường những dạng này là loại nguyên sơ của các nguyên tố chưa qua điều chế thành các dạng phân bón công nghiệp, bón vào cho cây trồng dùng dần. Gần gũi nhất có thể kể đến là bột vỏ sò, ốc được nghiền nhỏ để bón lót cung cấp một lượng Canxi, Magie, Silic cho cây trồng.

II. Một Số Sản Phẩm Thương Mại

Dưới đây là một số bao khoáng thương phẩm được dùng trong nông nghiệp, thủy sản,…

1. Zeolite

bao zeolite

Zeolite từ Nhật

tìm hiểu về Khoáng và Kim loại nặng trong nông nghiệp

Thành phần:

  • Silic (SiO2): 68.8%
  • Nhôm ( AL2O3): 12.4 %
  • Sắt (Fe2O3): 1.4%
  • Magie (MgO)
  • Canxi (CaO): 2.6%
  • Natri ( Na2O): 1.6%
  • Kali (K2O): 2.2%
  • Photpho (P2O5): 0.1%

2. Azomite

tìm hiểu về Khoáng và Kim loại nặng trong nông nghiệp

Thành phần:

  • SiO2: nhỏ nhất 50% – lớn nhất 70.5%
  • Al2O3: nhỏ nhất 9.0% – lớn nhất 13.7%
  • Arsenic: tối đa 10ppm <=> 10mg/kg
  • Lead: tối đa 25ppm <=> 25mg/kg
  • Cadmium: tối đa 10ppm <=> 10mg/kg
  • Mercury: tối đa 20ppm <=> 20mg/kg

Thành phần khoáng có khoảng định lượng là do các oxit kim loại trong khoáng chất có thể bị biến đổi hoặc mất đi trong quá trình bảo quản

Với những nguyên tố từ Arsenic trở xuống đó chính là các kim loại nặng. Sẽ được tìm hiểu ngay dưới đây

tìm hiểu về Khoáng và Kim loại nặng trong nông nghiệp

Azomite có được chứng nhận OMRI là một chứng nhận cho phép sản xuất hữu cơ

III. Kim Loại Nặng

1. Định nghĩa

Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3. Đa số chúng sẽ gây ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe con người, vật nuôi nếu vượt qua tiêu chuẩn cho phép. Những kim loại nặng cần chú ý: Crom (Cr), Mangan (Mn), Sắt(Fe), Coban(Co), Niken(Ni), Đồng(Cu), Kẽm (Zn), Asen(As), Cadimi(Cd), Chì(Pb), Thủy ngân (Hg),…

Bảng: Giới hạn tối đa hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong tầng đất mặt

Đơn vị tính: mg/kg đất khô

TTThông sốĐất nông nghiệpĐất lâm nghiệpĐất dân sinhĐất công nghiệpĐất thương mại, dịch vụ
1 Asen (As)15 20 15 2520
2 Cadimi (Cd) 1,5 3 2 10 5
3Chì (Pb)70 100 70 300 200
4Crom (Cr) 150 200 200 250 250
5 Đồng (Cu) 100 150 100 300 200
6Kẽm (Zn) 200 200 200 300 300

Nguồn: QCVN 03-MT:2015/BTNMT

2. Tác động đến sức khỏe

Tác động của một số kim loại nặng đến sức khỏe con người:

Chì (Pb): là nguyên tố có độc tính cao đối với sức khoẻ con người

– Chì gây độc cho hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên, tác động lên hệ enzim có nhóm hoạt động chứa hyđro. Người bị nhiễm độc chì sẽ bị rối loạn bộ phận tạo huyết (tuỷ xương). Tuỳ theo mức độ nhiễm độc có thể bị đau bụng, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, nhiễm độc nặng có thể gây tử vong. Đặc tính nổi bật là sau khi xâm nhập vào cơ thể, chì ít bị đào thải mà tích tụ theo thời gian rồi mới gây độc.

– Chì đi vào cơ thể con người qua nước uống, không khí và thức ăn bị nhiễm chì.

– Chì tích tụ ở xương, kìm hãm quá trình chuyển hoá canxi bằng cách kìm hãm sự chuyển hoá vitamin D

Thuỷ ngân (Hg): tính độc phụ thuộc vào dạng hoá học của nó

– Thuỷ ngân nguyên tố tương đối trơ, không độc. Nếu nuốt phải thuỷ ngân kim loại thì sau đó sẽ được thải ra mà không gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng thuỷ ngân dễ bay hơi ở nhiệt độ thường nên nếu hít phải sẽ rất độc. Thuỷ ngân có khả năng phản ứng với axit amin chứa lưu huỳnh, các hemoglobin, abumin; có khả năng liên kết màng tế bào, làm thay đổi hàm lượng kali, thay đổi cân bằng axit bazơ của các mô, làm thiếu hụt năng lượng cung cấp cho tế bào thần kinh. Trẻ em bị ngộ độc thuỷ ngân sẽ bị phân liệt, co giật không chủ động. Trong nước, metyl thủy ngân là dạng độc nhất, nó làm phân liệt nhiễm sắc thể và ngăn cản quá trình phân chia tế bào.

– Thuỷ ngân đưa vào môi trường từ các chất thải, bụi khói của các nhà máy luyện kim, sản xuất đèn huỳnh quang, nhiệt kế, thuốc bảo vệ thực vật, bột giấy…

Asen (As): là kim loại có thể tồn tại ở dạng tổng hợp chất vô cơ và hữu cơ

– Trong tự nhiên tồn tại trong các khoáng chất. Nồng độ thấp thì kích thích sinh trưởng, nồng độ cao gây độc cho động thực vật.

– Nguồn tự nhiên gây ô nhiễm asen là núi lửa, bụi đại dương. Nguồn nhân tạo gây ô nhiễm asen là quá trình nung chảy đồng, chì, kẽm, luyện thép, đốt rừng, sử dụng thuốc trừ sâu…

– Asen có thể gây ra 19 căn bệnh khác nhau. Các ảnh hưởng chính đối với sức khoẻ con người: làm keo tụ protein do tạo phức với asen III và phá huỷ quá trình photpho hoá; gây ung thư tiểu mô da, phổi, phế quản, xoang…

Cađimi (Cd): là kim loại được sử dụng trong công nghiệp luyện kim, chế tạo đồ nhựa; hợp chất cađimi được sử dụng để sản xuất pin.

Nguồn tự nhiên gây ô nhiễm cađimi do bụi núi lửa, bụi vũ trụ, cháy rừng,…Nguồn nhân tạo là từ công nghiệp luyện kim, mạ, sơn, chất dẻo…

– Cađimi xâm nhập vào cơ thể người qua con đường hô hấp, thực phẩm. Theo nhiều nghiên cứu thì người hút thuốc lá có nguy cơ bị nhiễm cađimi.

– Cađimi xâm nhập vào cơ thể được tích tụ ở thận và xương; gây nhiễu hoạt động của một số enzim, gây tăng huyết áp, ung thư phổi, thủng vách ngăn mũi, làm rối loạn chức năng thận, phá huỷ tuỷ xương, gây ảnh hưởng đến nội tiết, máu, tim mạch.

Crom (Cr): tồn tại trong nước với 2 dạng Cr (III), Cr (VI). Cr (III) không độc nhưng Cr (VI) độc đối với động thực vật. Với người Cr (VI) gây loét dạ dày, ruột non, viêm gan, viêm thận, ung thư phổi.

– Crom xâm nhập vào nguồn nước từ các nguồn nước thải của các nhà máy mạ điện, nhuộm, thuộc da, chất nổ, mực in, in tráng ảnh…

Mangan (Mn): là nguyên tố vi lượng, nhu cầu mỗi ngày khoảng 30 – 50 mg/kg trọng lượng cơ thể.

Nếu hàm lượng lớn gây độc cho cơ thể; gây độc với nguyên sinh chất của tế bào, đặc biệt là tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương thận, bộ máy tuần hoàn, phổi, ngộ độc nặng gây tử vong.

– Mangan đi vào môi trường nước do quá trình rửa trôi, xói mòn, do các chất thải công nghiệp luyện kim, acqui, phân hoá học.

Trên đây là một số chia sẻ về các loại Khoáng và Kim loại nặng trong nông nghiệp. Do đó, khi sử dụng khoáng chúng ta cần cẩn trọng lựa chọn kỹ sản phẩm, tránh việc không những không có lợi cho đất, cây trồng mà còn gây hại cho chính người sử dụng là chúng ta.

Chúc quý bà con có được vụ mùa như ý và hẹn gặp lại!

_Minh Cường_


Mọi thông tin chi tiết về bài viết “Tìm hiểu về khoáng và kim loại nặng trong nông nghiệp”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.comthuysantincay.com | nongnhan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo