Tham quan vườn bưởi hai năm tuổi tại Tây Ninh

Nghe giới thiệu ở vùng Tây Ninh có vườn bưởi hai năm tuổi lên xanh mướt. Chúng tôi bất ngờ, vì ở xứ Tây Ninh thì trước giờ chỉ nghe có trồng Mãng Cầu và Mì. Bưởi vốn dĩ là cây “khó tính” mà lại mọc xanh mượt ở xứ này được. Thế là, thôi thúc Chúng tôi tìm đến để mắt xem có đúng như giới thiệu hay không?

Sau khi chuẩn bị xong mọi thứ, từ Tp.HCM đến với khu vườn bưởi, đoạn đường dài gần 130km. Hai bên đường là những rẫy cao su, mì, mãng cầu nối tiếp nhau dài tắp, sau 4 giờ đồng hồ Chúng tôi đã đến nơi.

Cải tạo lại mọi thứ để cây bưởi có thể thích nghi tốt

Trước mắt Chúng tôi là một khu vườn trồng bưởi rộng chừng 8 hecta. Liên hệ với Chú Tuấn – trông coi vườn, sau một hồi nói chuyện thì được Chú dẫn đi tham quan khu vườn bưởi đặc biệt này. Vì sao đặc biệt? Chú Tuấn nói: “ở xứ rừng gần biên giới này, xưa nay có thấy ai trồng cây ăn quả đâu, có thì cũng dưới huyện, không thì xa thành phố tí, còn ở đây, toàn cao su với mì, giờ có người lên làm bưởi không biết có thành công hay không?”

MG 8476

Hình ảnh: vườn bưởi 2 năm tuổi ở Tây Ninh

Chia sẻ quá trình canh tác

Được Chú Tuấn tâm sự, khu vườn này là của một cô dưới miền tây sông nước lên đây thuê đất để làm, sau những cải tạo khó khăn, xử lý hệ thống dinh dưỡng của đất, kiếm nguồn nước lâu dài và xây dựng trang trại với cơ sở hạ tầng kiên cố, thì vườn bưởi 1.250 gốc xanh mướt này là thành quả đã và đang đạt được.

MG 8470

Hình: Hệ thống tưới được âm dưới đất

Hệ thống tưới ở đây cũng được làm rất kỹ lưỡng và chi tiết. Ở mỗi gốc điều có vòi tưới nước độc lập, cố định duy nhất cho từng cây. Hệ thống phun thuốc, bón phân, tưới nước cũng được đầu tư với 10 máy bơm có công suất lớn để tưới khắp cả vườn. Kèm theo đó là hệ thống mương dự trù để thoát nước khi có ngập do thời tiết, thoát phèn…

Chuyện khó khả quan đang trở thành hiện thực.

Cây bưởi ở đây được trồng từ hơn hai năm trước với cây giống được lấy trực tiếp từ tỉnh Bến Tre. Nhờ có được tầng đất được cải tạo, bổ sung dinh dưỡng vào đất, cấy trồng vinh sinh vật hữu hiệu giúp cải thiện môi trường xung quanh. Nhờ vậy, sau khi được tháo bầu, trồng vào đất, cây bưởi đã chịu thích nghi ngay mà không “khó ở”.

MG 8469

Kinh nghiệm chăm sóc

Mỗi cây bưởi ở đây cao khoảng 2 mét, có tán rộng, xòe đều ra các hướng với nhiều cành chính cứng, thân cây to, khỏe, lá phát triển xanh đều và không có hiện tượng sâu bọ. Để cây có thể phát triển được như vậy là nhờ áp dụng nhiều thành quả khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp vào trồng cây.

MG 8480

Hình ảnh: Cây bưởi phát triển khỏe mạnh, đẹp

Để có được vườn bưởi hai năm tuổi như hôm nay. Chú Tuấn chủ yếu tập trung vào việc sử dụng phân nước (đạm cá) là chính và một số nguồn phân hữu cơ khác tại địa phương như phân bò, vỏ đậu phộng. Vì đất ở đây không được tốt như những nơi khác, hàm lượng dinh dưỡng thấp, nên vấn đề bón phân để tăng cường dưỡng chất cho cây là rất cần thiết. Phân hữu cơ vi sinh ở đây được dùng là đạm cá, phân bò, vỏ đậu phộng. Đồng thời cung cấp đủ lượng nước cho cây được hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng, từ đó giúp cây phát triển.

Cách làm phân bón

Chú Tuấn chia sẻ cách ủ phân cá: cho 3 tấn cá, 200 lít EM1, 400 lít rỉ mật, 10kg men protease và 450 lít nước, Chú cho vô cái bể khoản 5 khối để ủ đậy kín khoản 3 đến 4 tháng, khi đó cá đã phân hủy hoàn toàn, kiểm tra có mùi nước mắm hoặc mùa thơm thơm giống như đạm của trùn quế là dùng được. Bể được thiết kế hơi cao và được làm 1 van xả để xả đạm cá ra rồi dùng chứ không có múc hay làm gì sau khi ủ cả, vì mùi đạm cá khi dính trên người sẽ lâu phai mùi nên hạn chế dính vào nó.

1.vườn bưởi

Hình ảnh: Hầm ủ đạm cá đã hoai mục hoàn toàn

Bên cạnh đó, Chú còn tìm hiểu và làm ra một số dòng men sinh học để diệt trừ côn trùng với các loại sâu đặc thù thường xuất hiện trên cây có múi. Mặt khác, Chú kết hợp ngừa luôn tuyến trùng rễ và hạn chế bệnh vàng lá, thối rễ trên cây.

2. vườn bưởi

Hình ảnh: đạm cá được chiếc ra để bón cho cây

Cách làm chế phẩm trừ sâu

Chú chỉ: cách làm EM tỏi ớt để ngừa sâu bọ xua đủi côn trùng gồm: trộn chung 1 lít EM1, 1 lít mật, 1 lít dấm, 1 lít rượu, 1kg tỏi, 1kg ớt, các loại cây thảo mộc khác (nếu có) và 18 lít nước cho vào hỗn hợp, ngâm 7 đến 10 ngày sau đó lọc ra rồi dùng được.

Để tăng khả năng chống sâu bệnh, EM tỏi ớt được pha loãng trong nước theo tỷ lệ 1/100-500 (với cây con tỷ lệ: 1/500-1000). Cách bón phân được Chú chỉ thêm có 2 cách là bón lá và bón gốc Chú đều dùng hoàn toàn đạm cá vi sinh hữu cơ. Đối với nền đất, Chú tạo một nguồn hữu cơ không đáng kề, một bao vỏ đậu phộng với một bao phân bò sử dụng cho một năm.

Ứng dụng chất bám dính

Đối với bón lá Chú có kết hợp với một chất bám dính đó là chitosan, mục đích dùng “chitosan” này một là để giữ được phân, men EM tỏi ớt trên lá lâu hơn; thứ hai là để ngừa luôn tuyến trùng trong rễ và hạn chế các mầm bệnh trên cây có múi.

3.vườn bưởi

Hình ảnh: Vỏ đậu phộng được bón dưới gốc cây có phun EM tỏi ớt.

Chú chia sẻ cách pha chitosan: 1kg chitosan cộng 300ml acid axetic (hoặc dấm ăn) làm sao khi pha ra tỷ lệ acid ở khoảng 4-5% là được với 20-22 lít nước, khi đó cho chitosan dạng bột vào khuấy đều khoảng 24 tiếng là xài được, lúc đó đem pha với phân đạm cá, em tỏi ớt để bón lá và tưới cây theo tỷ lệ 1 lít chitosan cho 200 lít kia. Phun ướt toàn bộ cây là được, cái nào bám được trên lá còn lại rơi xuống đất thì sẽ ngừa luôn được cả tuyến trùng rễ hoặc các bệnh trên cây. Mục đích của chitosan là làm cho phân và men tỏi ớt được giữ trên lá lâu hơn (kể cả gặp trời mưa), giúp lá, thân cây hấp thu được phân  tốt hơn, hạn chế đáng kể các bệnh trên cây, giúp cây khỏe và phát triển tốt.

Vậy là sau những cố gắng, vườn bưởi hai năm tuổi đang phát triển rất khỏe mạnh. Nhờ có bước tạo nền dinh dưỡng vững chắc từ nhỏ, trong tương lai, vườn bưởi chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả kinh tế cao.

Xem thêm mô hình vườn ao chuồng kết hợp tại ĐÂY

Cao Tường

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo