Biện Pháp Quản Lý Cỏ Dại Hiệu Quả
Nhắc đến cỏ trong sản xuất nông nghiệp là người ta nghĩ ngay tới những “vị khách không mời mà đến” và việc tìm đủ mọi cách để tiễn hoặc hạn chế chúng bằng nhiều hình thức khác nhau như phun thuốc, cắt, nhổ bỏ,…chỉ với một mục đích là để cho vị khách này không thể tồn tại và phát triển trong vườn của mình.
Công việc ấy tiêu tốn không ít thời gian và tiền bạc của người nông dân. Tuy nhiên, trên thực tế thì cỏ thực sự không đáng ghét đến vậy bởi cỏ dại là một thành phần trong hệ sinh thái tự nhiên và nó mang lại những lợi ích thiết thực nếu chúng ta biết tận dụng.
1. Những lợi ích mà cỏ dại mang lại
- Cỏ dại giúp cho đất đai cân bằng hệ sinh thái. Cỏ dại có thể dùng như là cây chủ cho các sinh vật có lợi nào đó. Cỏ phân tán tuyến trùng ra khắp vườn, chúng không tập trung vào rễ cây. Ở những vườn có độ dốc cao, cỏ dại có tác dụng chống xói mòn cho đất.
- Nhiều loại cỏ dại có thể ăn được đối với vật nuôi trong trang trại hoặc thậm chí thích hợp với việc sử dụng của con người. Một số loại cỏ dại có thể dùng làm thuốc. Chúng là nguồn phân xanh, cung cấp chất dinh dưỡng và vật chất hữu cơ làm cải thiện cấu trúc đất khi được dùng như phân bón.
- Giữ cỏ dại trong vườn cây ăn trái sẽ có tác dụng giúp giữ ẩm cho đất trong mùa hè và chống rửa trôi chất dinh dưỡng hay xói mòn đất trong mùa mưa.
- Cỏ dại giúp cho bộ rễ cây ăn quả có múi hô hấp và hấp thụ chất dinh dưỡng một cách dễ dàng.
- Một số loại cỏ dại thuộc cây họ đậu là nguồn bổ sung dinh dưỡng cải tạo đất cho cây trồng.
Các loại cỏ họ đậu bổ sung nguồn nitơ lớn cho cây. Trồng cỏ trong vườn còn giúp phát triển năng suất cao hơn, tuổi thọ cây cũng kéo dài hơn. Đất ít bị chai hơn so với vườn không trồng. - Cỏ có lợi hay có hại tuỳ thuộc vào loại cỏ và số lượng cũng như cách sử dụng chúng làm che phủ hay phân xanh hay làm thức ăn cho gia súc. Các loại cỏ khác nhau thay đổi về lượng nước và chất dinh dưỡng chúng lấy từ đất, hình dáng cỏ và thói quen tăng trưởng.
- Ngoài ra với sự hiện diện của cỏ dại sẽ giúp loại bỏ các chất độc cho cây trồng: phân bón dư thừa, kim loại nặng,…thông qua việc hấp thu và chuyển hóa qua thân lá, hạt cỏ.
- Với thảm phủ bằng cỏ pH đất luôn ổn định do hệ vi sinh cân bằng cùng lớp mùn hữu cơ.
2. Các loại cỏ nên giữ trong vườn
Cỏ có lợi hay có hại tuỳ thuộc vào loại cỏ và số lượng cũng như cách sử dụng chúng. Các loại cỏ khác nhau thay đổi về lượng nước và chất dinh dưỡng chúng lấy từ đất, hình dáng cỏ và thói quen tăng trưởng.
Cỏ bản địa
Trước hết chúng ta ưu tiên các loại cỏ bản địa mọc tự nhiên trong vườn. Mỗi vùng miền, mỗi loại đất sẽ có một loại cỏ mọc. Các loại có này sẽ xuất hiện và phát triển tùy từng nền đất. Các loại có lá dài, thân, rễ cứng như cỏ tranh, cỏ chỉ, cỏ gà,… sẽ mọc ở những vùng đất khô cứng, ít tơi xốp. Các loại cỏ lá tròn chủ yếu mọc ở những nơi đất ẩm, có độ phì cao.
Các loại cỏ này sẽ có những đặc tính sinh trưởng phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng từng vùng miền. Vậy nên khi giữ cỏ hãy ưu tiên giữ các loại cỏ bản địa.
Cây cỏ họ đậu (đậu đen, xanh, đậu nành, lạc dại, đậu săng, đậu mèo, muồng vàng,…)
Các loại cây cỏ họ đậu nhờ có vi khuẩn nốt sần cộng sinh ở rễ, có khả năng cố định nitơ trong tự nhiên để bổ sung đạm cho cây trồng. Đồng thời lượng sinh khối cao nên cho nguồn phân xanh rất lớn.
Lạc dại (cỏ đậu)
Lạc dại là cây cỏ họ đậu cố định đạm. Có khả năng chịu hạn tốt, chịu úng cao, có thể trồng được quanh năm. Lạc dại mọc sát mặt đất nên khả năng che phủ và giữ ẩm cho đất rất tốt. Đồng thời còn là ký sinh chủ của rệp sáp, giúp chia sẻ áp lực cho cây trồng chính.
Xuyến chi (đơn buốt)
Là một loài cây cỏ bụi mọc ở các vùng đồng cỏ, đất hoang. Cây xuyến chi phân bố đều khắp các vùng ấm trên thế giới. Ở nước ta, xuyến chi phân bố khắp các tỉnh thành, ở những bãi đất trống, ven đường, ven mương, đồng cỏ.
Cây cỏ họ cúc (cúc vạn thọ, hướng dương, bồ công anh, hoa sao nhái,…)
Các loại cây cỏ họ cúc được trồng trong vườn ngoài mang lại lợi ích về xe phủ, bảo vệ đất, bổ sung nguồn sinh khối thì còn có tác dụng thu hút thiên địch nhờ có hoa và xua đuổi côn trùng và hạn chế tuyến trùng trong đất.
Cỏ thài lài (rau trai)
Loài cỏ này mọc phổ biến ở miệt vườn, phát triển nhanh nên rất thích hợp để trồng trong vườn. Cỏ thài lài thường mọc lan trên mặt đất, do đó có khả năng che phủ và giữ ẩm rất lớn. Đây còn là một loại dược liệu và là nguồn thức ăn cho các loại gia súc và gia cầm.
Cũng như các loại cây cỏ khác, xuyến chi giúp đất giữ ẩm, tơi xốp, khi cắt tỉa bổ sung nguồn hữu cơ cho đất. Đặc biệt là thu hút các loài côn trùng như ong bướm. Và còn là một trong những vị thuốc dân gian được dùng nhiều. Do đó, xuyến chi rất thích hợp khi giữ trong vườn.
Cỏ cộng sản (cỏ hôi, cỏ Lào)
Cỏ cộng sản là một loại cây mọc hoang dại nhưng lại rất hữu ích. Là thảm thực vật che phủ, cải tạo đất rất tốt, nhất là đối với những vùng đất cằn, đồi núi. Toàn thân cây cỏ mềm và dễ phân hủy nên đây được xem là loại cây phân xanh lý tưởng.
Đặc biệt, thân cỏ cộng sản có chứa tới 2,65% đạm; 0,5% Phốt pho và 2,48% Kali. Các bộ phận của cây đều chứa tinh dầu, alcaloid, tannin.
Cỏ Vetiver
Cỏ Vetiver được xem là một loại cỏ độc đáo, đa dụng. Cỏ thích ứng tốt với nhiều điều kiện thời tiết và đất đai khác nhau, lại rất an toàn với môi trường tự nhiên.
Cỏ Vetiver có rễ ăn sâu, gắn kết chặt với đất, chịu được ngập úng. Rễ mọc theo chiều thẳng đứng, ăn sâu không ăn ngang nên không cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng chính. Nhờ thân cỏ cứng cáp mà chống chịu được các dòng chảy mạnh, do đó ngăn xói mòn rất lớn.
Cỏ Vetiver còn là ký sinh chủ của rệp sáp, nên khi xen canh trong vườn, cỏ thu hút rệp sáp để hạn chế sự xâm hại với các cây khác trong vườn. Đây còn là nguồn sinh khối rất lớn, khi được cắt tỉa phủ mặt.
Ngoài ra còn một số loại cây cỏ thích hợp để trồng trong vườn khác như: Sài đất, sao nhái, linh lăng, cỏ hôi, sâm đất, bồ ngót nhật…
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân vi sinh EMZ-FUSA nhập khẩu từ Mỹ
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Men ủ phân cá Enzyme Protease
- Chế phẩm vi sinh Trichoderma (Bio-TC)
3. Biện pháp quản lý cỏ dại hiệu quả
- Để tận dụng tối đa những lợi ích mà cỏ dại mang lại, cần có biện pháp quản lý cỏ dại hợp lý.
- Nhổ cỏ có lựa chọn: loại bỏ các loại cỏ dại có rễ cứng hay cạnh tranh với cây, giữ lại cỏ làm nơi cư trú cho thiên địch.
- Chỉ cắt bớt cỏ có ích khi chúng mọc quá cao, vào mùa nắng không làm sạch cỏ, chỉ cần cắt cỏ 2-3 lần trong mùa mưa, không sử dụng thuốc trừ cỏ hoá học trong vườn cây ăn trái.
Giữ lại các loại cỏ họ cúc, họ đậu để hạn chế tuyến trùng và bổ sung dinh dưỡng cho đất. Trồng các loại cỏ có lợi như lạc dại, rau trai, linh lăng, sao nhái để giữ ẩm cho đất, thu hút thiên địch về vườn. - Có thể trồng xen canh các loại cỏ Ruzi, Ghine,… trong vườn cây ăn trái để vừa bảo vệ đất, vừa làm thức ăn cho gia súc chăn nuôi. Đối với các vườn trồng cây rau màu hay trồng hoa thì dùng các vật liệu che phủ như rơm rạ, thân bã thực vật, hoặc màng nilong để che phủ lên mặt đất trồng, hạn chế cỏ dại không mong muốn và giảm xói mòn.
- Sử dụng các loại phân hữu cơ, sinh học, chế phẩm vi sinh vào sản xuất cũng góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học trong vườn cũng như giữ mảng cỏ luôn xanh tốt.
Đó là những biện pháp hữu ích để quản lý cỏ dại hiệu quả, Nông Nhàn chúc bà con có được một khu vườn như ý, luôn cân bằng và bền vững!!!
Tác giả: Minh Cường
Mọi thắc mắc về “Biện pháp quản lý cỏ dại hiệu quả”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ