Kết Hợp Đạm Cá Và Đạm Đậu Nành Nuôi Trái Sầu Riêng
Như bà con đã biết, đạm cá và đạm đậu nành cung cấp dinh dưỡng hiệu quả trong quá trình sinh trưởng và phát triển trên hầu hết các loại cây trồng kể cả sầu riêng. Vì trong 2 loại phân đạm hữu cơ này cung cấp nhiều các amino axit thiết yếu, khoáng chất giúp cây khỏe, lá to, dày, trái đẹp và chất lượng.
Đặc biệt đối với sầu riêng trong quá trình nuôi trái, vô cơm sẽ làm tăng hương vị, phẩm chất của trái. Mời bà con cùng Trang tìm hiểu cách kết hợp đạm cá và đạm đậu nành nuôi trái sầu riêng với tỷ lệ như thế nào nhé.
Đạm cá và đạm đậu nành kết hợp như thế nào trong nuôi trái sầu riêng?
Việc dùng kết hợp đạm cá và đạm đậu nành giúp trái có hương vị tuyệt vời. Đó là chia sẻ của chú Đệ đã thử nghiệm thành công khi kết hợp 2 loại đạm này trong quá trình làm trái.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân vi sinh EMZ-FUSA nhập khẩu từ Mỹ
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Men ủ phân cá Enzyme Protease
- Chế phẩm vi sinh Trichoderma (Bio-TC)
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân vi sinh EMZ-FUSA nhập khẩu từ Mỹ
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Men ủ phân cá Enzyme Protease
- Chế phẩm vi sinh Trichoderma (Bio-TC)
Đạm cá và đạm đậu nành – sự kết hợp hoàn hảo:
- Khi đã đậu hoa, bà con pha 1L đạm cá + 1L đạm đậu nành + 200L nước, tưới cách gốc 30 – 40cm đối với cây lớn, cách 20cm với cây nhỏ.
- Đối với trái bằng ngón tay cái thì tưới tay cách gốc 30 – 40cm, đến khi trái cỡ trứng gà trở lên thì có thể tưới béc với tỷ lệ: 2L đạm đậu nành + 1L đạm cá + 200L nước. Định kỳ 15 – 20 ngày/lần.
- Khi trái được 1 – 1,5kg thì tăng liều tưới 3 – 4L đạm đậu nành + 1 – 2L đạm cá + 200L nước (tùy thuộc vào kích thước trái mà cân chỉnh tỷ lệ phù hợp).
Với chia sẻ của chú Đệ khi dùng 2 loại phân hữu cơ này nuôi trái thì kết quả rất tuyệt vời, mùi vị thơm ngon hơn hẳn, tăng tỷ lệ phần cơm của múi. Chú đánh giá rất cao về đạm đậu nành và đạm cá trong làm trái. Nhờ đó, bà con có thêm những bí quyết nâng tầm giá trị thương phẩm của sầu riêng. Cảm ơn chú Đệ rất nhiều, chúc chú và bà con nhiều sức khỏe để phát triển hơn nữa chặng đường nông nghiệp của nước nhà.
Tác giả: Huyền Trang
Mọi thắc mắc về “Cách kết hợp đạm cá và đạm đậu nành nuôi trái sầu riêng”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ