1. Nguồn gốc xuất xứ dưa lưới

  • Dưa lưới (tên tiếng Anh là Cantaloupe) Một số người Châu Âu thì cho rằng dưa lưới xuất phát từ Châu Phi, nhưng một số nước Châu Á thì lại cho rằng Dưa lưới xuất phát từ Đài Loan, và xâm nhập vào thị trường Việt Nam trong những năm gần đây. Dưa lưới được mọi người tin dùng không những vì sự thơm đặc trưng, ngọt mọng nước mà còn mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe- cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất, chất xơ, và đặc biệt trong dưa lưới còn có giá trị giải khát- gần 90% là nước mà!

1565160027136

Hình 1. Vườn dưa lưới của công ty VPEB

  • Tại sao tên tiếng Việt nó là Dưa lưới nhỉ! Khi ta mua về, cầm trái dưa trên tay sẽ rõ- xung quanh vỏ quả dưa là một những sợi gân bao quanh đều trái dưa. Điều đặc biệt của dưa lưới đó chính là sự hoàn thiện phần lưới bao bên ngoài quả dưa. Thật ra, lúc còn nhỏ quả dưa lưới cũng như những loại cây trồng dây leo khác, vỏ ngoài cũng trơn, nhẵn như trái dưa leo, quả bầu, quả bí, sau đó tự thân chúng lớn dần lên thì phải tự thích nghi bằng cách vỏ của chúng phải tự nứt ra và nhờ vào sự chăm sóc thì các vết nứt đó được hình thành, quả dưa lưới nào lớp vỏ càng có nhiều vết nứt và mỗi vết nứt phải nổi thật rõ thì chúng mới có giá trị cả về mặt tinh thần cũng như vật chất. Khi quả càng lớn, lớp lưới càng hoàn thiện và vây kín toàn bộ xung quanh quả dưa. Như những lớp lưới bao bọc quả nên chúng mới có cái tên là Dưa lưới. Xin đừng nhầm với lớp bao bọc mà người trồng dưa bao xung quanh quả dưa các bạn nhé- nó là lớp bảo vệ để quả dưa lưới khỏi bị hư hỏng thôi đấy!
  1. Đặc tính của dưa lưới

1565160251737

Hình 2: Dưa lưới vỏ vàng ruột xanh

Dưa lưới có nhiều giống khác nhau, cho ra màu sắc và kích cỡ bên ngoài khác nhau. Ở đây tôi đề cập đến 2 giống là 901 và internal – đều có xuất xứ từ Hà Lan (hạt giống nhập từ Hà Lan). Giá mỗi hạt tầm 6.000d. Giống 901 màu sắc hơi xanh xám, quả tròn. Vỏ mỏng và phần thịt bên trong màu cam. Giống internal quả có màu vàng, vỏ mỏng và phần thịt bên trong có màu xanh trắng, dễ chăm hơn. Mùi vị dưa khi chín sẽ có mùi thơm nhẹ rất đặc trưng, vị thì ngọt nhẹ

1565160225988

Hình 3. Dưa lưới Hà Lan vỏ vàng giống internal

  • Theo như đã giới thiệu trên, dưa lưới có thể xuất phát từ Châu Phi nên dưa lưới là một loại cây chịu nóng rất tốt, độ ẩm vừa phải để giảm thiểu sâu bệnh hại trong lúc chăm sóc. Theo kinh nghiệm của nhiều nhà vườn thì trong lúc nuôi quả, nếu nhiệt độ càng cao thì các đường vân lưới sẽ rõ, đều đẹp và độ ngọt cũng tăng lên đáng kể so với mùa mưa hoặc những vùng có nhiệt độ mát mẻ. Vì vậy những khu vực thích hợp để trồng dưa lưới là những vùng nóng ở Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tp. HCM, Khu vực miền trung như Bình Thuận, Ninh Thuận, Quãng Ngãi, Phú Yên và những tỉnh phía Bắc . Phía Bắc sẽ trồng được nhưng hạn chế hơn vì chỉ trồng tốt nhất vào mùa hè hoặc mùa thu.
  1. Công dụng tuyệt vời của dưa lưới

  • Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu một ngày chúng ta ăn dưa lưới thường xuyên, chúng ta sẽ giảm thiểu được tỉ lệ ung thư vì trong dưa lưới có chứa chất chống oxy hóa, giúp cơ thể trao đổi chất nhanh hơn và tốt hơn vì một cốc 250ml nước ép dưa lưới sẽ cung cấp cho chúng ta 22% vitamin B6, một chất rất cần cho cơ thể trong sự trao đổi chất. Giàu các vitamin B1, B3 và B6 rất tốt cho phát triển não thai nhi trong thời kỳ phụ nữ mang thai, hàm lượng K rất dồi dào và rất tốt trong việc điều hòa huyết áp, giảm thiểu bệnh tim mạch. Mỗi ngày nếu chúng ta ăn 250gram dưa lưới thì sẽ cung cấp cho chúng ta 40% lượng vitamin A cần thiết. Tuy nhiên, vì trong dưa lưới cũng có tỉ lệ đường và tinh bột rất cao nên những người bị bệnh tiểu đường hoặc béo phì sẽ hạn chế ăn.

hình dưa

Hình 4. Thưởng thức dưa lưới

  • Các loại vitamin có trong 1 ly nước ép 160gram dưa lưới có 64 calories
Dinh dưỡngHàm lượng
Vitamin C58.72 mg
Vitamin A270.56 mcg RAE
Kali427.20 mg
Folate33.60 mcg
Vitamin B31.17 mg
Vitamin B60.12 mg
Vitamin B10.07mg
Vitamin K4.00 mcg

 (Theo tài liệu khoa học của VPEB)

  • Ngoài những sản phẩm là bán quả tươi trực tiếp đến tay người tiêu dùng thì hiện nay một số công ty đã tìm hiểu và nghiên cứu về sản phẩm nước ép dưa lưới hay siro dưa lưới, mật dưa lưới. Dưa lưới sẽ ăn ngon hơn, đậm vị và sảng khoái hơn nếu chúng ta bỏ vào tủ lạnh! Thật tuyệt vời khi mỗi bữa trưa ăn cơm xong đều có một dĩa dưa lưới mát lạnh cho chúng ta nhâm nhi.
  1. Các phương thức trồng dưa lưới hiện nay

  • Cách thứ nhất- trồng trực tiếp ngoài đất: Thả cho dây bò lang, hoặc treo lên dây dựng đứng. Cách trồng này đơn giản, nhưng cũng khá công phu. Qui trình là thế này- VD anh A có miếng đất, giờ muốn trồng dưa lưới, thì trước tiên phải khảo sát về đất- coi chất đất thế nào, thành phần, kết cấu đất ra sao, tức là phải phân tích đất- sét nhiều cũng không xong, mà cát quá cũng không đạt; đất có bị nhiễm độc gì không? Có thành phần vi sinh vật có hại trong đất hay không? Hướng mặt trời mọc ở đâu, lặn nơi nào? Hướng gió, độ ẩm không khí. Nguồn nước tưới là gì, có đảm bảo không? Tất cả những yếu tố này- cần phải làm trên cơ sở khoa học- kiểm tra, phân tích đất thì phải đến phòng thí nghiệm, hoặc trung tâm có chuyên môn sâu; hướng gió, độ ẩm, v.v thì cần phải có chuyên gia, người có kinh nghiệm, chuyên môn về cây dưa lưới. Sau đó là tới thiết kế hệ thống tưới, hệ thống bồn bể, tính toán áp lực nước cho phù hợp, hệ thống châm phân, khuấy trộn phân,v v xong rồi tới chọn giống- mua hạt giống rẻ tiền để giảm chi phí đầu tư hay chọn hạt giống xịn, có Thương hiệu? Tiếp theo đó là một quá trình từ ươm hạt, đến trồng vào bồn, hố; chế độ phân bón, theo dõi sâu bệnh, sinh trưởng, phát triển của cây; đến lúc ra hoa- hoa đực, hoa cái; quá trình thụ phấn, chọn trái và chọn nhánh nào để lại, nhánh nào phải cắt đi. Quá trình chăm sóc cho trái lớn, trưởng thành. Cách trồng ngoài trời như vậy, chi phí đầu tư ban đầu tương đối rẻ- ít tốn kém, tuy nhiên nhược điểm là Không và khó khống chế, phòng ngừa sâu bọ, công trùng, bệnh hại tấn công- giống như ta phơi mình trần ra ngoài thiên nhiên- mưa gió, sâu bệnh có thể dễ dàng thâm nhập, tấn công vậy.
  • Cách thứ 2- trồng trong nhà kính:

1565159351117

Hình 5: Khung nhà lưới bằng thép tiền chế

– Cũng bắt đầu từ nhà màng- phủ bằng màng PE, khung đỡ bằng sắt, thép; các hướng bên hông là lưới che màu trắng, mắt lưới cực nhỏ- để che chắn côn trùng, bệnh hại thâm nhập.

– Cách này khắc phục được các nhược điểm của cách 1 trên đây; chỉ có điều chi phí đầu tư ban đầu lớn- do phải làm khung thép- giống nhà tiền chế vậy, và tốn tiền mua màng PE làm mái che, lưới che côn trùng, nền đất cũng được phủ bạt để chống cỏ và côn trùng gây hại, chi phí cho chuyên gia tư vấn, hướng dẫn cho vụ mùa đầu tiên, v.v Và ưu điểm của cách trồng trong nhà kính này là giá thể- chậu trồng là di động, chúng ta chủ động làm giá thể- cụ thể với điều kiện VN và những tỉnh như tp. HCM, Đồng Nai, Bình Dương thì xơ dừa từ Bến Tre chở lên rất rẻ, hơn nữa xơ dừa (cocopit) cực kỳ phù hợp cho dưa lưới do nó dễ thoát nước, độ xốp tốt- nên thông thoáng- cung cấp oxi cực tốt cho bộ rễ của dưa lưới. Việc chuẩn bị giá thể- xơ dừa đã qua xử lý, xối rửa để loại bỏ chất chua, chát; rồi trộn với một số phân bón khác, v.v sẽ mất một thời gian nhất định và tùy vào lượng nhân công sẵn có.

 

  • Trồng dưa lưới theo phương thức thủy canh trồng trong nhà màng.

Tức là chúng ta sẽ theo dõi dinh dưỡng bằng hệ thống nước pha phân theo nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn cây, mà không sử dụng đất hay giá thể. Trồng theo cách này có ưu điểm là sử dụng được những phần diện tích đất bị nhiễm phèn hoặc những vùng nước hay bị úng ngập, không trồng được bất kỳ cây gì trên đất, nay chúng ta muốn tận dụng muốn trồng dưa lưới thì ta sử dụng phần diện tích này. Dễ dàng theo dõi và kiểm soát được nhu cầu dinh dưỡng của cây. Tuy nhiên, chi phí đầu tư rất cao về phần hệ thống thủy canh cũng như phân bón, và dưa lưới không đạt được chất lượng về quả như khi trồng dưa lưới trên nền đất hay giá thể. Cách này không khuyến khích bà con nông dân trồng vì mục đích kinh tế.

  1. Hình thành một nhà vườn để trồng dưa lưới chúng ta cần có

  • Thiết lập cơ sở hạ tầng (khung nhà thép, màng phủ mái PE film trên đỉnh mái, lưới che côn trùng xung quanh, bạt lót nền- chống cỏ): Tính bình quân cho 1000m2 trang trại canh tác, việc thiết lập khung nhà, mái che, lưới che, bạt phủ như vậy chi phí sẽ chiếm 45-55% tổng chi phí thiết lập cơ sở hạ tầng. Trong đó lưới, bạt chiếm khoảng 30% tổng chi phí lắp khung. Thời gian thi công sẽ là 2 tháng cho giai đoạn hoàn tất. Phần mái che bằng màng PE film sẽ có tuổi thọ là 10 năm, lưới che xung quanh hông nhà có tuổi thọ là 3 đến 5 năm, bạt phủ nền sẽ kéo dài được 3 đến 5 năm; phần khung nhà bằng thép có độ bền trung bình là 20 năm.  Vì vậy chỉ cần 3 năm sau khi chúng ta hoàn lại vốn chúng ta bắt đầu thay lưới, bạt cho khung nhà màng.

1565160047994

Hình 6. Hệ thống khung sắt và ống phun sương

 

  • Hạt giống

    : Tùy theo thời tiết từng khu vực và khẩu vị của từng vùng miền mà chúng ta lựa chọn những loại hạt giống thích hợp vì hạt giống quyết định rất lớn đến chất lượng của quả dưa thành phẩm sau thu hoạch, màu sắc quả dưa, tỷ lệ nảy mầm (giai đoạn ươm hạt trong vườn ươm), kích thước quả dưa khi trưởng thành, mùi vị dưa, v.v Một số công ty trong nước cũng đã sản xuất được hạt giống; hoặc chúng ta có thể xem xét mua hạt giống nhập khẩu từ các nước như Nhật Bản, Hà Lan, Israel, v.v

1565159350684

Hình 7: Hạt giống được nhập từ Nhật

  • Phần phân bón và hệ thống tưới

Cây dưa lưới đòi hỏi phải dinh dưỡng hằng ngày rất cao trong suốt quá trình chăm sóc vì vậy với mô hình nhà kính thì chúng ta sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động là phương thức hợp lý nhất. Phân bón được pha sẵn vào nước tưới ở đầu nguồn và đưa đến từng gốc dưa.

hình dưa 2

Hình 8. Khu vực bồn pha phân

  • Sẽ có bồn pha phân ( hay còn gọi là dung dịch mẹ) riêng và bồn pha với nước tưới cho dưa lưới riêng. Theo những tỉ lệ pha trộn hợp lý mà mỗi ngày chúng ta đều thực hiện công việc này để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây hằng ngày được đầy đủ.

 

3

Hình 9. Hệ thống timer cài đặt thời gian tưới trong ngày

  • Mỗi giai đoạn phát triển của dưa lưới chúng ta có những tỉ lệ pha trộn và cách tưới khác nhau. Đều này sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta sử dụng thêm cài đặt timer ( hẹn thời gian tưới cho cây) .

4.

Hình 10. Miếng lót thu phân và nước dư khi tưới cho cây

  • Các bước pha, đảo trộn, kiểm tra nồng độ pH (5.5-6), EC (1.5-2.5) để đảm bảo rằng dinh dưỡng luôn ổn định. Phân bón cùng nước tưới được dẫn tới từng giá thể/chậu trồng bằng đường ống. Phía dưới bịch giá thể, người ta thường thiết kế hệ thống khay thu gom những chất dinh dưỡng dư thừa ra mà cây không hấp thụ được, để nhà vườn có thể kiểm tra lượng phân dư thừa và điều chỉnh mức phân mức nước phù hợp và tiết kiệm nhất.

5.

Hình 11. Hệ thống tưới nhỏ giọt

  • Các đường ống dẫn nhỏ giọt có nhiều núm dạng bánh ú để thông thoáng và nước thải ra có thể rút nhanh chóng về một hướng và đi vào bể gom. Độ pH và EC của dung dịch tưới được quan trắc liên tục và điều chỉnh theo từng chu kỳ/thời kỳ phát triển của dưa.

 

1565159407438

Hình 12. Bồn đựng phân nước dư từ miếng lót thu phân và nước

  • Chỉ trừ 3 ngày đầu của giai đoạn ươm hạt là chưa có yếu tố phân bón; sau đó, là bắt đầu có phân kèm nước, cho tới giai đoạn tầm 10 ngày để đưa cây dưa con từ nhà ươm ra nhà kính để trồng vào bịch giá thể (transplant), là bắt đầu thời kỳ dinh dưỡng liên tục.
  • EC giai đoạn đầu được giữ ở mức 1.5, cho đến giai đoạn 30 ngày tuổi, dưa bắt đầu cho hoa, làm trái, EC tăng dần, đến đỉnh nhất là 45 ngày sau khi hoàn tất giai đoạn thụ phấn, kết trái, EC sẽ ở mức cao cho đến giai đoạn 60 ngày, lúc này EC bắt đầu giảm xuống lại mức 1.5 như những ngày  đầu. Riêng với những khu vực có nhiệt độ môi trường thấp, như Bảo Lộc, Lâm Đồng thì EC sẽ đạt 3.0- tức là nhiệt độ thường tỷ lệ nghịch với EC của dung dịch. Để đo pH, EC dung dịch nước tưới, phân bón, bà con có thể dùng bút đo cầm tay chuyên dụng- trên thị trường ngày nay có nhiều.
  1. Những phân bón cần cho 1 vụ dưa:

  • Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dạng phân bón có thể sử dụng cho phương pháp ống nhỏ giọt. Tùy theo phương hướng trồng cây của chúng ta mà có thể lựa chọn loại phân thích hợp.

6.

Hình 13. Phân đơn dạng hữu cơ

  • Ví dụ chúng ta muốn trồng dưa lưới theo phương thức hữu cơ thì chúng ta sẽ chọn cho giai đoạn đầu cây con phát triển là những loại phân vi sinh giúp cho bộ rễ khỏe mạnh, sau đó chúng ta sẽ ủ thêm các loại phân cá hoặc ủ đậu nành, bánh dầu để bổ sung thêm đạm cho cây phát triển về thân và lá, các loại emz có chứa thành phần phosphoric và các vi sinh vật có lợi cho rễ, và chúng ta. Chúng ta cung cấp nguồn kali cho cây bằng cách ủ phân chuối,.. và thật ra trong lúc chúng ta chuẩn bị giá thể thì chúng ta sẽ bổ sung thêm các thành phần hữu cơ như phân trùn quế, phân gà , phân chuồng, phương hướng sản xuất hữu cơ thì chúng ta sẽ khó có thể định lượng được lượng phân chính xác cho cây trồng. Tuy nhiên, sản phẩm mà theo phương thức hữu cơ thì sẽ cho chất lượng trái cũng như giá trị kinh tế cao hơn.

7. IMG 20190827 155113

Hình 14. Phân đơn dạng vô cơ

  • Chúng ta muốn trồng dưa theo phương thức vô cơ thì chúng ta sẽ có 2 lựa chọn pha phân:
  • Cách thứ nhất chúng ta sẽ sử dụng phân NPK trên thị trường đã có những tỉ lệ sẵn , sau đó về chúng ta phân tích hàm lượng dinh dưỡng và phải bổ sung thêm nếu hàm lượng dinh dưỡng đó không đạt theo nhu cầu dinh dưỡng của cây. Cách này có nhược điểm là khó có thể pha đạt theo nhu cầu dinh dưỡng của dưa lưới và trong quá trình trồng có thể biểu hiện thiếu một số chất dinh dưỡng khiến cây không thể hoàn toàn khỏe mạnh và thường phương thức này không được khuyến khích sử dụng.
  • Cách thứ hai là chúng ta sẽ sử dụng những loại phân đơn hiện đang sẵn có trên thị trường và pha theo qui trình sẵn có của công ty cung cấp, bao tiêu sản phẩm mà công ty đó tư vấn. Ưu điểm là dễ pha và có khuôn mẫu, cây trồng luôn đảm bảo chất dinh dưỡng vì dễ dàng có thể thêm các chất mà cây đang thiếu. Nhược điểm là giá hơi cao và phải am hiểu đặc tính hóa học của từng loại phân.
  1. Chăm sóc dưa lưới đơn giản hiệu quả

Giai đoạn chuẩn bị

  • Chăm sóc dưa lưới trong suốt quá trình 75 ngày (kể từ ngày ươm hạt giống vào khay ươm trong nhà ươm đến khi thu hoạch). Theo Mr. Vahid đang công tác tại công ty VPEB thì trong suốt 75 ngày này, không ngày nào quan trọng hơn ngày nào; mỗi ngày chúng ta đều phải quan sát, theo dõi và có chế độ chăm sóc về dinh dưỡng, nước tưới, theo dõi nhiệt độ, độ ẩm; màu sắc, sự phát triển của dưa liên tục và liên tục. Với một trại dưa 1000m2, cần 2 người công nhân lành nghề chăm sóc thường xuyên, ngoài ra cần 1 kỹ sư để theo dõi và tư vấn, xử lý kịp thời các tình huống.
  • Sau khi đã chọn được giống thích hợp hoặc mong muốn trồng rồi thì chúng ta sẽ xử lý trước vì hạt không thể nảy mầm khi chúng ta gieo thẳng lên trực tiếp lên giá thể. Chúng ta ngâm ủ hạt trong vòng 24 giờ. Sau khi hạt nứt vỏ và vươn những mọng rễ đầu tiên ra ngoài thì chúng ta sẽ mang ra gieo vào khay trồng ( tức là giai đoạn vườn ươm). Tưới nước thường xuyên nhưng không để quá ẩm, nếu quá ẩm thì rễ sẽ bị thối và chết cây con. Sau khoảng từ 7 đến 10 ngày chúng ta mang ra nhà màng và đặt nhẹ vào giá thể.
  • Việc xử lý giá thể đó phải làm trước khi trồng cây con là 10 ngày, để xử lý những nấm mốc, chất tamin trong xơ dừa và đủ thời gian để các thành phần trong giá thể phân hóa và hấp thu chất dinh dưỡng ổn định

Giai đoạn chăm cây dưa lưới

  • Giai đoạn chăm cây con từ ngày đầu tiên đến 2 tuần sau. Là giai đoạn cây con sẽ phát triển nhanh về chiều cao và số lá, lúc này chúng ta thường xuyên quấn ngọn cây dưa và mong chờ những bông hoa đầu tiên
  • Giai đoạn chăm cây con 3 tuần tiếp theo: Giai đoạn này cực kỳ quan trọng về dinh dưỡng cũng như nhiệt độ vì đây là giai đoạn thụ phấn tạo quả. Giai đoạn này chúng ta cũng sẽ cắt ngọn khi cây đạt đủ 35 lá. Nếu trong quá trình chăm sóc mình nuôi ong thì sẽ để ong làm việc thụ phấn, còn không có nuôi ong thì chúng ta sẽ thụ phấn bằng tay
  • Giai đoạn còn lại của quá trình 5 tuần tiếp theo: Đây là giai đoạn nuôi quả, ổn định về mặt dinh dưỡng cũng như là yếu tố thời tiết và nếu chúng ta chọn giai đoạn nuôi quả khi thời tiết nóng thì chúng ta sẽ thu được những quả lưới có vân đều và đạt độ ngọt hơn mùa mưa. Thời điểm này bà con nên chú ý đến sâu bệnh hại và nấm hại quả
  1. Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất dưa lưới

  • Chất lượng quả dưa & năng suất. Được hỏi về những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng quả dưa, cũng như độ ngọt của quả dưa khi chín, mùi hương, màu sắc, độ dày của thịt dưa- Mr. Vahid chỉ ra nhiều yếu tố- từ hạt giống, chế độ phân bón, dinh dưỡng, nước tưới, ảnh hưởng của thời tiết, của mùa (mùa mưa thường dưa sẽ nhạt hơn mùa nắng) và nhiều yếu tố khác nữa. Mỗi 1000m2 trại dưa, trung bình một vụ cho năng suất là 4000kg.
  • Đánh giá hiệu quả kinh tế cho dưa lưới là khoảng sau 3 năm thì có thể hoàn lại vốn. Vì hiện tại thị trường dưa lưới đang còn mới mẻ và đang được khai thác và mở rộng diện tích.
  1. Những bệnh thường gặp ở dưa lưới

  • Những bệnh thường gặp trên dưa lưới và cách phòng trị: Thường vào mùa mưa, khi độ ẩm trở nên quá cao trong không khí khiến các nấm móc, côn trùng sinh sôi thì lúc đó sẽ có những bệnh hay gặp tấn công lên dưa lưới. Những loại bệnh hay gặp nhất trong quá lúc cây dưa lưới ở những tuần đầu tiên về thối rễ, do chưa thích nghi được với môi trường dinh dưỡng nên có những cây sẽ bị sốc và gây chết cây con, khi cây lớn thì sẽ gặp thêm những loại con trùng hây hại về lá và thân như bọ trị, nhện đỏ. Và là thường vào những mùa thứ hai trở đi thì những côn trùng gây hại và nấm mốc tích tụ càng nhiều và tỉ lệ gây hại bệnh sẽ cao lên.

1565159944427

Hình 15. Sử dụng keo dính bẫy côn trùng màu vàng

  • Đối với quả dưa thì thường sẽ bị nấm mốc và sâu hại quả, nhưng nếu chúng ta phát hiện và xử lý kịp thời thì những vấn đề sâu bệnh hại không đáng lo ngại.
  1. Thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch

  • Thật là hạnh phúc biết bao sau khi vất vả chăm non hơn 2 tháng nay chúng ta đã có thành quả thu hoạch. Có 2 cách để chúng ta nhận biết được quả đã thu hoạch được chưa.
    • Thứ nhất đó là dựa vào thời gian theo kế hoạch trồng, tức là theo kế hoạch thì hôm nay chúng ta nên thu trái. Tùy theo thị trường mà chúng ta có thể thu trái sớm hoặc trễ. Thời gian dao động trong vòng 1 tuần trước hoặc sau.
    • Còn cách thứ hai thì sẽ chắc chắn hơn vì độ chín và đảm bảo dưa cũng sẽ ngon hơn. Đó là chúng ta sẽ quan sát vỏ hay bề mặt cuống trái có những vết nứt, chiếc lá ở đầu ngọn trái cũng đã vàng và khô dần, màu vỏ ngoài của trái hơi ngả vàng, có nhiều giống thì chúng ta còn cảm nhận được cả mùi hương nhẹ nhẹ nếu chúng ta cầm quả lên ngửi. Khi chúng ta thu hoạch nên để luôn cuống vì có đó là nhu cầu cũng như sự thẩm mỹ của quả.

1566467955329

Hình 16. Dưa lưới đã đạt chuẩn thu hoạch

  • Chúng ta sẽ thu trái và đặt dưới nền và hầu như khuyến cáo là không nên để dưa lưới dưới nền đất vì rất dễ bị nhiễm nấm dẫn đến thối trái.

9

Hình 17. Đo độ ngọt của dưa lưới

  • Lưu ý: Trước khi thu trái chúng ta sẽ giảm lượng nước và từ từ cắt ly với nước từ 3 đến 5 ngày giúp dưa lưới thêm chắc thịt và tăng độ ngọt. Sau đó, chúng ta mang bất kỳ một quả đi kiểm tra độ ngọt bằng máy chuyên dụng dùng để đo chất lượng độ ngọt quả dưa. Thườngđộ ngọt ưa chuộng là độ Brix từ 12 trở lên. Độ bền trái sau khi cắt hái là 14 ngày để ở nhiệt độ thường
  1. Phân loại và vận chuyển ra thị trường

  • Đem sản phẩm đến nhà đóng gói và phân chia loại quả: Loại 1 gồm những quả to, tròn, vân lưới đều và nổi rõ, không bị vết nứt ở phần thân trái và phần đít trái. Sẽ bao bọc xốp lại để bảo vệ quả trong thời gian vận chuyển. Những trái loại 2 thì làm những sản phẩm khác như nước ép dưa lưới hoặc mật dưa lưới, tùy nhà vườn. Và những trái hư hại hoặc không đạt thì thường nhà vườn sẽ ủ phân.

1566467955930

Hình 18. Bao quả và cân ký để tiêu thụ

  • Thị trường tiêu thụ- đầu ra. Cái này quyết định lãi lỗ cho người trồng. Với việc trồng dưa lưới trong nhà màng/nhà kính, ngoài việc giảm thiểu khả năng bị sâu bọ, côn trùng có hại tấn công, việc chủ động được độ ẩm- tưới nước chủ động giúp cho việc trồng dưa ít bị phụ thuộc vào thời tiết (mưa nắng thất thường), do đó giúp bà con chủ động về thời gian, sản lượng cung cấp ra thị trường, và có thể tính toán được thời điểm mà nhu cầu của thị trường cao điểm; từ đó giúp bà con chủ động trong việc đầu tư trồng dưa lưới, và lợi nhuận sau thu hoạch. Trung bình một năm, trong môi trường nhà màng/nhà kính, bà con có thể canh tác 2-3 hoặc 4 vụ (tối đa). Trường hợp farm nhà màng của bà con rộng lớn, thì ta có thể chủ động phân khu để xuống giống và từng thời điểm khác nhau- đảm bảo lúc nào cũng có dưa để thu, chủ động nguồn nhân lực trong chăm bón, không bị dội chợ, và cũng có thể cung cấp khi nhu cầu thị trường đỉnh.

Công ty VPEB là đơn vị chuyên thi công công trình nhà màng/nhà kính, từ khung sườn, mái che, lưới che, bạt phủ nền; đến hệ thống tưới, khảo sát, thiết kế và tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc dưa lưới,bao tiêu sản phẩm đầu ra, cho đến khi bà con có thể tự làm thành công. Bà con/Quý công ty có ý định, kế hoạch đầu tư trồng dưa lưới để cung cấp ra thị thường vui lòng liên hệ công ty VPEB để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo