Nuôi tôm Hùm trên vịnh Cam Ranh

Là vùng được được bao quanh bởi các dãy núi, Vịnh Cam Ranh – Khánh Hòa, rất thích hợp cho bà con nơi đây tận dụng môi trường nước yên tĩnh để nuôi tôm Hùm, mang lại mức thu nhập khá cao, ổn định cho cuộc sống của hộ gia đình.

Thuận lợi

90B255F5 6E57 4465 A171 BC62AED61311

Được nằm trong khu vực trực tiếp với biển, nơi có độ mặn cao, lượng sóng tương đối ổn định ít bị ảnh hưởng bởi bên ngoài; nguồn nước trong sạch, không có chất thải công nghiệp, nông nghiệp và đô thị. Được bao bọc bởi các dãy núi nơi kín gió, có độ sâu phù hợp cho việc xây dựng và quản lí lồng nuôi, gần nguồn giống, thức ăn..v.v..

Làm lồng nuôi

DA408770 FBFA 4124 BB05 33CD96B37B4B

Tùy vào điều kiện từng vùng biển mà có thể thiết kế các kiểu lồng nuôi tôm Hùm khác nhau. Nơi đây, có kiểu lồng nuôi kín được thiết kế phù hợp với độ sâu, linh hoạt trong trong quá trình đặt lồng nuôi, kích thước lồng nhỏ thuận thuận tiện cho việc di chuyển.

E0157AAF AB29 436D B5AC F06573F80713

Kích thước lồng phù hợp theo: dài – rộng –  cao tương ứng là: 3 x 2 x 2 (m) hoặc 3 x 3 x 2 (m), được tạo bỡi các khung sắt hình chữ nhật, trên phần nắp lồng được đặt một cái ống nhựa cỡ Ø 10 – 15 cm, một đầu nối trực tiếp từ lồng nuôi và đầu còn lại để cao trên mặt nước, thuận tiện trong việc cho ăn lúc tôm còn nhỏ.

33986C23 8BC0 4902 8ABB 84659A1126A6

Loại lồng này không cố định, có thể di chuyển một cách dễ dàng từ nơi này đến nơi khác nhờ một dụng cụ chuyên chở. Phần lồng nuôi, có các can xanh treo ở tám góc của lồng, giúp giữ trong khu nuôi một cách ổn định ở một độ sau nhất định. Trong trường hợp tại nơi có song lớn, gió mạnh thì loại lồng này phải được cố định bằng các dây neo. Vì được thiết kế chìm ở độ sâu 3m từ mặt nước biển nên việc thao tác và chăm sóc khó khăn hơn.

Chọn tôm giống

Nguồn giống phụ thuộc hoàn toàn vào đánh bắt tự nhiên và được đánh bắt tại địa phương, để tránh việc khó thích nghi với môi trường nước. Tôm phải có hình dáng cân đối, đầy đủ các phần phụ, không trầy sướt, thương tổn, có màu sắt tươi sáng tự nhiên, tôm khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh. Mật độ nuôi vào khoảng 100con/lồng. Trong quá trình thả tôm ta phải thả tôm đực riêng, cái riêng và thả theo từng nhóm kích cỡ không nên thả chung.

Trông coi và chăm sóc

70951067 87DB 4A51 B964 64E9E25F8D93

Chăm sóc là khâu đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của suốt quá trình nuôi. Tôm hùm là loại tạp ăn, thức ăn chủ yếu là cá tạp, cua, ghẹ,.v.v. Cho ăn chủ yếu là cho ăn tươi, tuỳ vào kích cỡ tôm, cỡ mồi mà ta có thể băm nhỏ thức ăn hay không. Có thể cho tôm hùm ăn 2 lần/ngày nhưng phải đặc biệt chú ý cho ăn nhiều vào các buổi sáng sớm và chiều tối.

828D5F1B 0EF7 41AD 9A1C DD05204F4494

Lượng cho ăn hằng ngày từ 15-20%  so với trọng lượng của đàn tôm. Trong những ngày trước lúc lột xác 4 -5 ngày, tôm ăn rất mạnh và đang trong thời kì lột xác, nhiều tôm giảm ăn, chính vì vậy, ta cần chú ý vào các thời điểm này mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Quá trình lột xác của tôm phụ thuộc vào chu kì con nước, thường thì tôm sẽ lột xác nhiều vào cuối kì con nước lớn.

E81CDCD2 BE80 4AB4 9494 1B28AD3184B5

Thường xuyên lặn kiểm tra lồng, kiểm tra tình trạng tôm, kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu, để từ đó có hướng giải quyết kịp thời. Ðịnh kỳ 10 -15 ngày vệ sinh lồng nuôi một lần, đảm bảo môi trường sạch sẽ, thông thoáng.

Thu hoạch tôm

Sau thời gian nuôi từ 12 -15 tháng, tùy vào cỡ giống, mật độ nuôi và mức độ đầu tư tôm có thể đạt khối lượng từ 1kg/con trở lên, ta tiến hành bắt những con có khối lượng lớn, cứng vỏ, không mang trứng, đem đi tiêu thụ. Thông thường tôm đạt 1kg là tôm chuẩn và được thị trường ưa chuộng.

Việc nuôi tôm Hùm chủ yếu xuất sang Trung Quốc, gần đây chính quyền bên đó yêu cầu truy xuất nguồn gốc, bà con trở tay không kịp. Nhu cầu nội địa thì thấp nên bị ùn ứ, giá giảm mạnh. Thay vì giá thu mua đúng ra là 1,4 triệu/kg xuống còn 1 triệu/kg và bà con nơi đây gần như bị lỗ vốn nên. Việc cho ăn được giảm lại cầm chừng, thay vì hai cử trên ngày giờ giảm còn một cử trên ngày để chờ giá lên.

Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị

4F487943 B187 42AB A5A8 F98CB4999F68

Bệnh đen mang, mòn đuôi, hoại tử các phần phụ. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn mà nguyên nhân chủ yếu là do lồng nuôi bị dơ bẩn, môi trường nước bị ô nhiễm, tôm kém ăn sức khỏe yếu. Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, tạo môi trường thông thoáng, tăng cường sức khỏe cho tôm bằng cách cho tôm ăn thức ăn đầy đủ cả về chất lẫn về lượng, ngoài ra còn có thể bổ sung thêm Vitamin C vào thành phần thức ăn của tôm với liều lượng từ 5 -10g/kg thức ăn.

Ngoài ra còn xuất hiện bệnh lỏng đầu. Chủ yếu là do độ mặn tại khu vực nuôi giảm thấp dưới 250/00 và kéo dài nhiều ngày. Ngoài ra vào mùa nắng nóng, nhiệt độ nước quá cao > 31oC. Nên đặt lồng nuôi tại vị trí có độ mặn cao và tương đối ổn định. Di chuyển lồng nuôi đến vị trí có độ mặn, độ sâu cao.

Tác giả: Nguyễn Thảo.

Xem thêm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại Gành Hào


 

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo