Các mô hình nuôi tôm càng xanh hiện nay cho kết quả rất khả quan nhưng tại sao tôm càng vẫn chưa thể trở thành đối tượng nuôi chủ lực của bà con nông dân. Cùng Nông Nhàn tìm hiểu nguyên nhân và chọn lựa mô hình nuôi tôm càng xanh phù hợp nhé.

mô hình nuôi tôm càng xanh

Cùng với tôm thẻ chân trắng và tôm sú thì tôm càng xanh là loài được nuôi và tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới. Nhờ vào đặc tính vượt trội là lớn con và có nhiều thịt, mà các hệ thống nuôi tôm càng xanh ở Việt Nam ngày càng được mở rộng đáng kể. Có thể kể đến các mô hình nuôi quảng canh kết hợp với cây lúa cho kết quả rất khả quan. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, tôm càng xanh vẫn chưa thể sánh ngang tầm với tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Vậy thì nguyên nhân là do đâu?

Nguyên nhân khiến tôm càng xanh không theo kịp với tôm thẻ và tôm sú:

+ Năng suất thấp: Vì ở tôm càng xanh có sự phân đàn rõ rệt giữa tôm đực và tôm cái, tôm đực có kích thước lớn hơn tôm cái (tôm lớn sẽ ăn tôm nhỏ và tranh thức ăn của tôm nhỏ khiến chúng phát triển không đồng đều), làm năng suất thấp nhưng vẫn cải thiện hơn cho bà con nếu chỉ đơn thuần trồng 1 vụ lúa mà không kết hợp với nuôi tôm càng xanh.

+ Thích môi trường nền đáy sạch và ít có dòng chảy: Tập tính của tôm càng xanh thích vùi mình vào nền đáy và bụi rậm để trú ẩn và kiếm ăn nên môi trường nước sạch là vấn đề thiết yếu mà nuôi tôm càng phải có. Nhưng với tình hình nuôi tôm công nghiệp quy mô phát triển hiện nay thì việc đáp ứng được nền đáy sạch là rất khó. Nên chỉ có mô hình nhỏ lẻ nuôi kết hợp với trồng lúa hay cây dài ngày thì mới có thể cải tạo ao tốt đáp ứng môi trường cho tôm càng xanh.

mô hình nuôi tôm càng xanh

Cảnh thu hoạch tôm càng xanh ở hình thức nuôi quảng canh

+ Thời gian nuôi đến khi thu hoạch dài ngày trong khi tôm thẻ nuôi ngắn ngày 3- 4 tháng có thể thu hoạch và đáp ứng kịp thị trường thì tôm càng xanh lại phải mất 5-6 tháng mới có thể thu hoạch nên khó có thể cạnh tranh thị trường dù chất lượng thịt tôm càng xanh cao hơn tôm thẻ .

+ Ngoài ra, một trong những khó khăn lớn nửa là do nếu bắt buộc phải có những con giống tốt thì các trại tôm càng xanh phải chọn địa điểm phù hợp và áp dụng kỹ thuật khá cao cùng với nguồn vốn lớn. Do vòng đời của chúng khá đặc biệt, phải đẻ ở cửa sông với độ mặn không quá 14‰, nếu trên mức đó thì trứng hư. Hơn nửa là trong quá trình nuôi, tôm rất dễ bị đồng loại ăn thịt khi lột xác và chúng có tính chiếm hữu cao, khó nuôi thâm canh, tỷ lệ phân đàn lại rất lớn.

Với những khó khăn hiện tại thì có lẽ còn rất lâu tôm càng xanh mới vươn mình ngang hàng với tôm thẻ chân trắng hay tôm sú được.

Hướng đi của bà con nuôi tôm càng xanh hiện nay:

– Ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tôm càng xanh được nuôi chủ yếu bằng hình thức xen canh với cây lúa và được xem như là đối tượng thủy sản nước ngọt xuất khẩu chủ lực. Mặc dù năng suất là chưa cao nhưng tôm càng xanh cũng giúp bà con cải thiện được thu nhập vì thay vì trồng một vụ lúa thì bà con có thể thả thêm tôm để tăng thêm thu nhập, vì đặc điểm của tôm càng là ít bệnh và thích môi trường tự nhiên nên bà con có thể kết hợp dễ dàng.

– Khi tôm đạt kích thước 35-50g, tôm đực có tốc độ tăng trưởng và kích thước tối đa lớn hơn so với tôm cái. Tôm đực có thể đạt chiều dài tối đa 32cm, trong khi con cái đạt 25cm. Vì thế nên bà con các vùng nuôi đang chuộng con giống tôm càng xanh toàn đực và khoa học cũng đã trợ giúp bà con rất nhiều khi đã nghiên cứu sản xuất thành công giống tôm càng toàn đực để giúp bà con có năng suất cao nhất trong vụ nuôi.

mô hình nuôi tôm càng xanh

Cảnh bà con rửa và phân loại tôm càng xanh khi thu hoạch

– Nuôi tôm càng xanh kết hợp cua, cá. Trong khi đối tôm thẻ hay tôm sú thì bà con rất ngại kết hợp nuôi với cua hay cá vì chúng dễ mang các mầm bệnh gây ảnh hưởng cho tôm. Nhưng với tôm càng xanh có hệ miễn dịch mạnh và khó nhiễm các mầm bệnh thì việc kết hợp nuôi với cua hay cá giúp bà con có thêm năng suất từ việc thu hoạch cua và cá.

– Hiện nay tôm càng xanh chỉ thích hợp với mô hình quảng canh nên rất phù hợp với bà con ở vùng nước ngọt gần cửa biển, kết hợp trồng lúa và các loại cây dài ngày khác. Đây cũng được xem là lợi thế và ưu điểm hơn so với tôm thẻ và tôm sú vì chúng ưa chuộng và phát triển ở vùng nước mặn hơn.

Qua những thông tin trên Nông Nhàn mong có thể giúp được bà con thấy được mình phù hợp với mô hình nào và triển khai để tăng thêm thu nhập và cải thiện kinh tế của bà con.

CHÚC BÀ CON CÓ MỘT VỤ MÙA THÀNH CÔNG!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo