Cách Phòng Trừ Dịch Hại Và Lưu Ý Khi Sử Dụng Trichoderma Trong Canh Tác
Những năm gần đây, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đã giúp cho người làm nông ngày càng dễ dàng tiếp cận với những thông tin bổ ích. Nấm đối kháng Trichoderma và những ứng dụng của nó chắc hẳn là một trong những thông tin được coi là bổ ích hàng đầu. Bởi những ứng dụng tuyệt vời và giá thành phải chăng. Nấm đối kháng Trichoderma giúp sản xuất phân hữu cơ dễ dàng hơn, cải tạo đất trồng nông nghiệp và đặc biệt giúp phòng trừ dịch hại cho một số cây trồng quan trọng. Như nấm Furasium solani gây bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi, chết chậm ở cây hồ tiêu. Ngoài ra, thì Trichoderma còn phòng trừ tuyến trùng và các loại vi sinh gây hại khác như Sclerotium rolfsii (héo rũ gốc mốc trắng), Fusarium oxysporum (gây héo do tắc mạch rễ, héo rủ),…
Nói đến đây, chắc có lẽ nhiều người hoài nghi về khả năng của nấm Trichoderma. Vì thuốc hóa học còn trị được có một vài loại sinh vật gây hại, mà Trichoderma này không những giúp làm phân hữu cơ, mà lại còn phòng trừ được nhiều sinh vật gây hại đến vậy. Xin đừng hoài nghi về điều này, mà hãy cùng Tin Cậy tìm hiểu cách thức nấm đối kháng Trichoderma làm nên điều thần kỳ này nhé.
Trichoderma phòng trừ mầm bệnh dựa trên 6 cách thức là ký sinh lên mầm bệnh gây hại, cạnh tranh dinh dưỡng với mầm bệnh, xâm lấn không gian sinh sống mầm bệnh, sản sinh Enzyme phân hủy lớp vỏ của nấm bệnh (vách tế bào), sản xuất kháng sinh tiêu diệt mầm bệnh, kích thích cây trồng tăng trưởng và chống chịu nấm bệnh.
Ký Sinh Lên Mầm Bệnh Gây Hại:
các loại nấm đối kháng Trichoderma có khả năng nhận diện nhiều loại mầm bệnh gây hại. Sau khi nhận diện được mầm bệnh, nấm Trichoderma sẽ phát triển sợi nấm hướng đến và bao bọc xung quanh mầm bệnh, từ đó tiết chất độc tiêu diệt mầm bệnh. Đối với tuyến trùng, nấm Trichoderma sẽ quấn quanh và xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng hút, hậu môn, cơ quan sinh dục. Làm tuyến trùng biến dạng và sau đó là chết đi. Dùng nấm Trichoderma sẽ làm hạn chế dần sự hiện diện của tuyến trùng trong vườn.
Để phòng ngừa nhanh tuyến trùng, mọi người có thể tham khảo chế phẩm sinh học BIO-TTTC, chuyên gia phòng ngừa tuyến trùng từ trứng đến trưởng thành.
Cạnh tranh dinh dưỡng của mầm bệnh:
Trichoderma sản xuất rất nhiều Enzyme, chất kháng nên chúng sử dụng rất nhiều dinh dưỡng từ đất như hữu cơ, đạm và khoáng chất. Dẫn đến mầm bệnh không có thức ăn để sinh trưởng, phát triển và cuối cùng làm mật độ mầm bệnh trong đất bị giảm dần.
Xâm lấn không gian sinh sống mầm bệnh:
Trichoderma là loài có tốc độ phát triển nhanh, khi được bón vào trong đất sẽ nhanh chân chiếm các khoảng không gian sinh sống còn lại. Ngoài ra, Trichoderma có mức độ chống chịu tốt, chúng sống được trong pH từ 3-8, ẩm độ từ 40-70% và có thể chịu được nhiệt độ lên đến 45oC. Khi gặp các điều kiện bất lợi của tự nhiên hay từ quá trình canh tác, một số mầm bệnh chết đi, còn Trichoderma thì vẫn sinh sống và lấn chiếm các khoảng không gian mà mầm bệnh để lại.
Sản sinh Enzyme phân hủy lớp vỏ bọc của mầm bệnh:
Trong quá trình cạnh tranh về không gian sống hay ký sinh vào mầm bệnh. Tại các vị trí tiếp xúc, Trichoderma sẽ tiết ra các Enzyme phân hủy lớp vỏ của mầm bệnh, làm biến dạng hay tiêu diệt mầm bệnh. Các enzyme được tiết ra chủ yếu là glucanase, chitinase, protease, mannase, hydrolase.
Sản xuất kháng sinh tiêu diệt mầm bệnh:
Các loài Trichoderma khác nhau sẽ sản xuất ra nhiều loại chất kháng sinh riêng biệt và tiêu diệt những loại nấm và vi khuẩn khác nhau. Có khoảng hơn 18 loại chất kháng sinh đã được tìm ra. Các chất này có khả năng ức chế mật độ mầm bệnh trong đất và làm tăng hoạt động của các Emzyme phân hủy vách tế bào nấm bệnh gây hại.
Kích thích cây trồng tăng trưởng và chống chịu nấm bệnh:
Sự hiện diện Trichoderma giúp phân giải nhanh các chất hữu cơ trong đất, xác bã thực vật. Các chất vô cơ khó tiêu như đạm, lân cũng được Trichoderma chuyển hóa thành dạng dễ tiêu hơn cho cây trồng. Từ đó, làm cho đất ngày càng tơi xốp và giàu dưỡng chất hơn, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Nấm đối kháng Trichoderma giúp tiêu diệt nhiều loại nấm bệnh, giúp bộ rễ cây phát triển dễ dàng hơn, tăng số lượng rễ và hút nhiều chất dinh dưỡng hơn. Một số loại nấm Trichoderma có khả năng tiết ra chất kích thích sinh trưởng và các chất kháng nấm bệnh mà cây trồng có khả năng hấp thụ trực tiếp. Hỗ trợ cây tăng trưởng và chống chịu bệnh hại tốt hơn.
Dù mang trong mình những lợi ích tuyệt vời cho đất canh tác nông nghiệp. Nhưng mật số nấm Trichoderma hầu như không được duy trì ổn định, do tác động của điều kiện tự nhiên và quá trình canh tác. Tuy không thể kiểm soát hoàn toàn các tác động trên, nhưng chúng ta có thể tạo cho chúng một điều kiện sống tốt nhất có thể.
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng Trichoderma:
- Tưới nước giữ ẩm cho vườn thường xuyên, đặc biệt là vào mùa khô để tạo môi trường ẩm độ thích hợp. Ẩm độ thấp sẽ làm mật số Trichoderma trong đất giảm mạnh.
- Thường xuyên kiểm tra pH đất trồng và nước tưới để đảm bảo pH luôn trong điều kiện thích hợp cho cả cây trồng và Trichoderma cùng phát triển. pH tối ưu nhất cho cả cây trồng và nấm Trichoderma là từ 5,5 – 6,5.
Xem thêm: Máy đo 2 trong 1 DM15 kiểm tra nhanh ẩm độ và pH đất
- Ở những vùng phèn nặng, pH đất và nước luôn trong tình trạng thấp, điều này có thể gây bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nên sử dụng Humic trong việc cải thiện pH đất thay vì vôi. Vì Humic không chỉ cải thiện pH đất mà trong thành phần của Humic chứa hàm lượng hữu cơ cao, giúp cung cấp thêm thức ăn cho nấm Trichoderma và cải thiện dinh dưỡng và tính chất đất. Với vôi, việc cải tạo pH đất đã được kiểm chứng từ xưa đến nay. Tuy nhiên, vôi tính sát khuẩn mạnh, dễ dàng tiêu diệt các nấm Trichoderma và các vi sinh có lợi.
Xem thêm: Phân Acid Humic 95% được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ
- Hạn chế sử dụng thuốc diệt nấm khuẩn vì có thể sẽ tiêu diệt nấm Trichoderma và khả năng tồn dư lâu dài trong đất.
- Bón phân hữu cơ hằng năm cho vườn, vì trong phân hữu cơ chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho Trichoderma sinh trưởng, phát triển. Góp phần tăng dần độ màu mỡ, tơi xốp cho đất canh tác.
- Bổ sung các dung dịch hữu cơ giàu đạm và axit amin như đạm cá hữu cơ, dịch ủ bánh dầu, đậu nành, đỗ tương vào trong đất để tăng lượng đạm hữu cơ mà Trichoderma rất cần, vốn nghèo nàn trong đất canh tác nông nghiệp hiện nay.
Tham khảo phương pháp ủ đạm cá hữu cơ, ủ bánh dầu qua video sau:
→ Nếu nguồn nguyên liệu hạn chế và chi phí sản xuất cao. Quý bà con có thể tham khảo đạm cá hữu cơ, 100% từ cá nước ngọt của Tin Cậy.
- Sử dụng nấm Trichoderma định kỳ cho vườn giúp đảm bảo mật độ có lợi cho cây trồng và chống lại các mầm bệnh gây hại. Nên dùng kết hợp với các chế phẩm sinh học EM-AG, EM1, EMZ-FUSA, BIO-SIMO,…để tạo một cộng đồng hệ vi sinh có lợi cho đất và cây trồng, chống lại các vi sinh vật gây hại.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân vi sinh EMZ-FUSA nhập khẩu từ Mỹ
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
Giờ thì bà con đã hiêu được cách mà Trichoderma phòng trừ nấm bệnh, cũng như những lưu ý khi sử dụng chúng trong canh tác nông nghiệp. Tin Cậy rất mong muốn bà con sẽ hiểu hơn và sử dụng ngày càng hiệu quả nấm đối kháng Trichoderma. Còn đối với những bà con chưa biết sẽ bắt đầu ứng dụng Trichoderma vào vườn nhà mình vì những ích lơi tuyệt vời mà nó mang lại cho đất và cây trồng. Để đất đai ngày càng màu mỡ, cây trồng ngày càng khỏe mạnh và mỗi vụ mùa qua đi là một niềm phấn khởi mới.
Tác giả: Dương Ngọc Tàu
Mọi thông tin về “Cách phòng trừ dịch hại và lưu ý khi sử dụng Trichoderma trong canh tác”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn
Facebook: Tin Cậy Group | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ