Tại Sao Ủ Cá Lại Có Mùi Hôi Thối???
Ngày nay, việc canh tác sử dụng phân bón hoá học một cách lạm dụng đã gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đất nông nghiệp. Đất mất đi lượng lớn chất hữu cơ, vi sinh vật, làm đất dần trở nên bạc màu, thoái hóa. Việc sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc sinh học, hữu cơ đang là xu hướng của bà con nông dân bởi vừa cải tạo đất trồng vừa thích nghi với tình trạng giá phân bón leo thang những năm gần đây. Một trong số những sản phẩm đó không thể không nhắc tới đạm cá.
Đạm cá (hay dung dịch cá ủ) là một loại phân hữu cơ được thuỷ phân từ cá, chứa lượng dinh dưỡng rất cao và cây trồng dễ hấp thụ. Đạm cá dùng được cho nhiều loại cây trồng và mang lại hiệu quả tốt, nên được bà con nông dân sử dụng phổ biến. Với nguồn cá dồi dào, nhiều bà con nông dân đã tự sản xuất đạm cá để sử dụng. Tuy nhiên, việc ủ còn khá mới nên bà con gặp nhiều vấn đề khi ủ. Trong đó, đau đầu nhất chắc hẳn là “MÙI HÔI THỐI” làm ảnh hưởng đến đời sống của chính gia đình và bà con khu vực lân cận. Vậy đâu là nguyên nhân gây mùi hôi thối? Biện pháp nào hạn chế vấn đề này?
Nguyên Nhân Ủ Cá Lại Có Mùi?
Mùi hôi thối của cá bắt nguồn từ giai đoạn thối rữa của sát cá. Khi chết đi, các vi sinh vật ở ngoài môi trường cũng như hệ vi sinh vật bên trong hệ tiêu hóa của cá bắt đầu phát triển làm phân hủy, thối rữa thịt cá. Quá trình thối rữa này chủ yếu là sự phân hủy các protein từ thịt, da cá thành các sản phẩm như indol, skatol, phenol, các loại acid amin, khí H2S, CH4, NH3, CO2,….Những chất khí sinh ra trong quá trình thối rữa là nguyên nhân chính gây nên mùi hôi thối khi ủ cá. Ngoài ra, việc ủ sử dụng cá nguyên con hay cá kích thước lớn làm thời gian để cá phân rã kéo dài. Từ đó, thời gian hoàn thành việc ủ cá cũng kéo theo, mùi hôi kéo dài làm ảnh hưởng đến bà con xung quanh.
Cách Giảm Mùi Hôi Khi Ủ Cá
Hiện nay, bà con nông dân ủ cá thường kết hợp với những nguyên liệu rất khác nhau. Trong đó, một số cách như ủ cá với nước sạch, ủ cá với trichoderma, ủ cá với muối, ủ cá với thơm khóm đu đủ, ủ với chế phẩm kém chất lượng…làm việc ủ cá gây mùi hôi thối kéo dài, thu hút ruồi nhặng bám vào và tồn dư mầm bệnh gây hại cho cây trồng. Vậy khi ủ cá dùng những nguyên liệu nào để việc ủ đạt hiệu quả tốt nhất là câu hỏi mà nhiều bà con thắc mắc. Dưới đây là 3 loại nguyên liệu cần thiết cho một mẻ cá ủ.
1.Chế Phẩm Sinh Học EM AG
Chế phẩm sinh học EM AG là một nguyên liệu không thể thiếu trong việc ủ cá, bởi chế phẩm này chứa rất nhiều chủng vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí có lợi khác nhau. Các nhóm phổ biến là vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc và xạ khuẩn. Trong đó, nhóm vi khuẩn lactic trong EM-AG có tác dụng phân huỷ các chất khó tiêu thành các chất dễ hấp thụ hơn cho cây trồng. Nhóm này còn tiết ra các chất ức chế, ngăn ngừa các chủng vi sinh vật gây mùi, gây bệnh phát triển. Từ đó, phân đạm cá ủ sẽ giảm mùi hôi, không thu hút ruồi nhặng bám vào. Ngoài ra, trong EM-AG còn chứa nhóm vi sinh là nấm men và xạ khuẩn, có vai trò tiêu diệt các vi sinh vật gây hại cho bộ rễ cây trồng.
2. Mật Rỉ Đường
Mật rỉ đường có thành phần là các loại đường đơn giản mà vi sinh vật dễ dàng sử dụng. Trong đó, Sacharose chiếm 44%, Fructose chiếm 13%, Glucose chiếm 10%. Việc bổ sung mật rỉ đường khi ủ cá giúp cung cấp nguồn năng lượng để các chủng vi sinh vật có trong EM-AG tăng sinh khối và phát triển mạnh mẽ, áp đảo các chủng vi sinh gây mùi hôi thối và bất lợi cho bộ rễ cây trồng. Ngoài ra, khi bổ sung mật rỉ đường vào còn giúp cân bằng tỷ lệ C/N, giúp quá trình ủ diễn ra tốt hơn.
3.Enzyme Protease (hay men ủ cá Protease)
Enzyme Protease là tổ hợp các enzyme thủy phân có khả năng cắt mối liên kết peptide trong protein cá thành nhiều axit amin khác nhau. Axit amin là dạng đạm hữu cơ đơn giản, giúp cây trồng hấp thụ tốt. Protease giúp thúc đẩy quá trình phân cắt protein giúp cá phân huỷ nhanh hơn. Đặc biệt, làm giảm thời gian ủ và mùi hôi thối khi ủ cá một cách rõ rệt.
Có nhiều loại hoa quả chứa Protease như thơm, khóm, đu đủ xanh, xoài, chuối,…đã được nhiều nông dân biết đến và sử dụng. Tuy nhiên, lượng Enzyme Protease chứa trong các loại hoa quả khá thấp, nên phải dùng một lượng khá lớn để ủ cá đạt được hiệu quả như mong muốn. Do đó, men ủ cá Protease đã được sản xuất và phát triển, giúp cho quá trình ủ phân cá của bà con nhẹ nhàng và giảm tối đa mùi hôi thối.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân vi sinh EMZ-FUSA nhập khẩu từ Mỹ
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
Mong rằng qua bài viết, bà con mình có được một cái nhìn tổng quát về việc ủ cá, nguyên nhân gây ra mùi hôi thối và nguyên liệu cần để ủ cá hiệu quả hơn. Kính chúc quý bà con được mẻ cá ủ như ý để sử dụng cho vườn nhà được tốt hơn.
Tác giả: Dương Ngọc Tàu
Mọi thông tin về “Tại sao ủ cá lại có mùi hôi thối?”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn
Facebook: Tin Cậy Group | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ