Thịt gà rẻ ồ ạt vào Việt Nam: Người nuôi lỗ nặng

Trong khi giá lợn hơi trong nước vẫn tăng (ngày 7/1 lợn hơi lên tới 81 ngàn đồng/kg mức cao nhất tuần đầu năm 2021) thì chỉ với 20.000 đồng, người tiêu dùng có thể mua được 1 kg thịt gà công nghiệp nhập khẩu.

Theo Bộ NN&PTNT, do ảnh hưởng của mưa lũ và nguồn cung trong nước, trong 9 tháng đầu năm  2020, Việt Nam nhập khẩu 90,4 nghìn tấn thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh trị giá 214,7 triệu USD, tăng 357% về lượng so với cùng kỳ năm 2019. Các mặt hàng nhập khẩu gồm thịt gà đông lạnh đã chặt chân gà, gà nguyên con, cánh gà.

Cũng trong 11 tháng đầu năm 2020, Việt Nam nhập 517.904 con trâu, bò trị giá hơn 556 triệu USD cho mục đích giết mổ lấy thịt, 80.124 tấn thịt trâu, bò đông lạnh, trị giá 295,9 triệu USD và khoảng hơn 200.000 tấn thịt gà các loại với kim ngạch đạt hơn gần 200 triệu USD,…

Khảo sát của phóng viên cho thấy, trên thị trường hiện nay, gà nhập nguyên con trong lượng 1,4 – 1,6kg giá 30.000 hơn 50.000 đồng; mua nguyên thùng tỏi gà công nghiệp Mỹ, tỏi khay 31.000 đồng/kg.  Trong khi đó, gà thịt công nghiệp tại trại trong nước chỉ dao động trên dưới 35.000 đồng/kg. Giá giao dịch tại các trại khu vực miền Bắc như Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương, Hà Nội,…từ 33.000 – 37.000 đồng/kg. Gà công nghiệp làm sạch, bán tại các lò khoảng 60.000 đồng/kg ức, đùi…

thịt gà rẻ ồ ạt nhập khẩu về Việt Nam

Ông Nguyễn Xuân Tiến, một hộ chăn nuôi gà tại Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, với mức giá hiện tại, trung bình người chăn nuôi lỗ khoảng 10.000-15.000 đồng/con. Vào tháng 2/2020, khi giá gà trong nước giảm sâu, người chăn nuôi còn lỗ tới 30.000 đồng/con.

Chăn nuôi gia cầm gặp khó

Về số lượng có sự tăng trưởng nhưng hầu như không tăng về giá trị. Đầu năm 2020, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ chưa giảm thuế nhập khẩu thịt gà đông lạnh, đồng thời khuyến cáo các hội viên không nằm trong hiệp hội cân đối lại tổng đàn, nhưng các loại thịt nhập khẩu giá rẻ vẫn chiếm ưu thế trên thị trường.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, ngành chăn nuôi gia cầm được đánh giá là bị tác động lớn nhất. Tuy nhiên, hiện tại, Việt Nam chưa có các hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất gia cầm trong nước, trong khi nhiều nước đang áp dụng cách này. Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn cũng chưa mặn mà vấn đề kiện bán phá giá, việc giám sát các lô hàng thịt gà đông lạnh hết hạn, chưa đảm bảo chất lượng cũng chưa được quan tâm đúng mức.

“Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, ngành chăn nuôi gia cầm sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Người chăn nuôi và các doanh nghiệp nhỏ có nguy cơ gục ngã trước làn sóng đổ bộ của mặt hàng thịt ngoại”, ông Sơn nhận định.

Ông Sơn cho rằng, trong bối cảnh này, các bộ, ngành, doanh nghiệp cần đồng lòng, mạnh dạn đứng ra thu thập tài liệu, nếu có hiện tượng bán phá giá, các cơ sở chăn nuôi cân nhắc việc tăng đàn, tránh tự phát, ồ ạt; các địa phương phát triển chăn nuôi gà trọng điểm tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền đến các hộ, các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn, nhằm kiểm soát tình hình chăn nuôi, đáp ứng đúng quy hoạch.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, ngành chăn nuôi gia cầm được đánh giá là bị tác động lớn nhất. Tuy nhiên, hiện tại, Việt Nam chưa có các hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất gia cầm trong nước, trong khi nhiều nước đang áp dụng cách này. Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn cũng chưa mặn mà vấn đề kiện bán phá giá, việc giám sát các lô hàng thịt gà đông lạnh hết hạn, chưa đảm bảo chất lượng cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Theo Dương Hưng – Việt Linh

Báo Tiền Phong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo