Từ lâu, việc khởi nghiệp và phát triển trên lĩnh vực nông nghiệp đã được chú ý. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, do nhu cầu của thị trường về yêu cầu chất lượng, giá trị dinh dưỡng được nâng cao, nên lĩnh vực này được chú trọng đầu tư phát triển hơn. Và trong đó, cây sầu riêng đã trở thành một loại cây chủ lực để phát triển kinh tế của khu vực Đạ Hoai – Lâm Đồng, mang lại thu nhập cao cho bà con nơi đây.

Phát triển bền vững với cây sầu riêng

Với khoảng hơn 2000 hecta trồng sầu riêng, Đạ Hoai được xem như là vùng kinh tế sầu riêng lớn nhất nhì, cung cấp khoảng 35% sản lượng sầu riêng cả nước. Quy mô cây sầu riêng được đầu tư ngày càng lớn, chú trọng tăng năng suất, chất lượng nông sản, nên sầu riêng Đạ Hoai đã tạo được thương hiệu riêng nhờ chất lượng thơm ngon, mẫu mã đẹp và đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường.

sau rieng 1

Hình ảnh: vườn sầu riêng phát triển tốt tươi

Để cây sầu riêng có đc vị thế như ngày hôm nay, đó là cả một quá trình lao động sáng tạo mà bà con nơi đây đạt được. Cây sầu riêng sau 05 năm được trồng thì bắt đầu cho trái. Nhờ kinh nghiệm trồng cây lâu năm, biết áp dụng những thành tựu trong nông nghiệp và định hướng chuẩn chất lượng, nên từ lúc ban đầu, bà con nông dân đã có những biện pháp làm tăng chất lượng dinh dưỡng cho cây, hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh. Từ đó, giúp cây phát triển được tốt hơn.

Anh Chín Thành, chủ vựa thu, mua sầu riêng chia sẻ: những năm trước đây, với điều kiện tiếp cận với các công nghệ nông nghiệp hiện đại còn hạn chế, nuôi, trồng cây sầu riêng chỉ dựa trên cảm quang bình thường nên năng suất còn chưa đạt. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhờ tiếp cận và sử dụng thành công các ứng dụng khoa học vào nông nghiệp, sử dụng hợp lý phân bón, nước, theo dõi sát chế độ dinh dưỡng của cây, nên giờ đây, người dân đã dần dần đi vào khuôn khổ. Nhờ vậy mà giá sầu riêng tăng cao, thu nhập bà con có dư sau mỗi mùa, cuộc sống được cải thiện và kinh tế vùng từng bước đi lên.

Ở đây, bà con chủ yếu trồng hai loại sầu riêng đó là Monthong (Thái Lan) và sầu riêng Ri 6. Giá bán tại vựa khoảng 40.000 đồng đến 50.000 đồng mỗi ký. Với năng suất đạt khoảng 20 tấn trên một hecta, bình quân và thu hoạch đúng thời điểm, mỗi hecta đạt giá trị từ 1,5 – 1,6 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, bà con lãi không dưới 1 tỷ đồng mỗi hecta.

sau rieng 2

Hình ảnh: Người nông dân vui mừng khi sầu riêng được mùa

Anh Duy, chủ vườn sầu riêng rộng 4 hecta nói: nhiều năm về trước, vườn cây nhà chưa đạt hiệu quả cao do người xưa chưa có nắm bắt những công nghệ kỹ thuật, áp dụng khoa học vào trồng trọt thì năng suất thấp lắm. Còn bây giờ, nhiều con em ở đây được học tập chuyên sâu, nên vấn đề cải tạo lại cây sầu riêng cho tốt hơn được thực hiện rộng rãi và thành công. Trước kia 4 hecta này thu về khoảng 45 – 50 tấn, trung bình 10 – 12 tấn mỗi hecta, lời có 300 – 400 triệu đồng mỗi hecta. Còn bây giờ, mỗi hecta lời khoảng 1 tỷ sau khi trừ hết các chi phí.

Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc cây sầu riêng

Ngay từ thời điểm chọn giống, bà con nông dân đã lựa những cây có những đặt điểm ưu việt vượt trội như thân cây to, khỏe, thẳng; nhánh cây xòe đều mọi hướng, lá cây xanh, mướt, v.v. để làm cây trồng chính cho khu vườn của mình. Trước khi trồng, thì khâu làm vệ sinh, tơi, xốp đất cũng rất quan trọng để cây giống có thể thích nghi tốt nhất khi được tháo khỏi bầu giống.

Quá trình chăm sóc sau khi cây sau khi được trồng cũng tương đối thỏa mái và nhẹ nhàng. Cây sầu riêng, từ giai đoạn bắt đầu trồng đến lúc được ba năm tuổi, thì cơ bản cây phát triển đều, ít bệnh. Chủ yếu thời gian này là cung cấp đủ lượng nước cho cây, bón các loại phân hữu cơ, giữ ấm cho gốc.

sau rieng 3

Hình ảnh: Cây sầu riêng cho quả to, tròn đẹp.

Ở giai đoạn cây từ ba tuổi trở lên, do cơ chế dinh dưỡng của cây có nhiều thay đổi để ức chế sinh hoa, tạo trái. Nên đặt biệt chú ý đến những loại phân bón hóa học để kích thích cây phát triển tốt, đậu hoa, đậu trái, trái lớn nhanh, dày cơm, xanh trái .v.v  như Nitơ (N), phospho (P), kali (K), và một số loại thuốc kích thích khác. Việc sử dụng đúng liều lượng, đúng thời điểm sẽ giúp ích cho cây phát triển tốt và đạt năng suất trái rất cao. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng là thời cơ cho các loại côn trùng như: sâu đục thân, rầy,.. và các bệnh như nấm, xì mủ, thối rễ v.v. tấn công làm hại cây sầu riêng. Vậy nên khâu sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh thời kỳ này cũng rất quan trọng.

Khi cây sầu riêng đậu trái, tùy theo giai đoạn phát triển của trái mà ta sử dụng những loại phân, định lượng phân phù hợp cho trái, như giúp trái mau lớn (giai đoạn đầu), thúc trái mau lớn (giai đoạn giữa), và làm dày cơm (giai đoạn cuối và gần thu hoạch).

Với những thành công từ cây sầu riêng, bà con nơi đây đã và đang tiến dần vào dây chuyền sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP –  là các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam. Từ đây cuộc sống bà con đã được nâng cao, kinh tế ổn định.

Xem thêm MỘT ĐỜI NGƯỜI MỘT VƯỜN CÂY

Cao Tường

https://www.youtube.com/watch?v=nQdvtMlxxzg&t=293s

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo