PHONG THỦY VÀ KINH TẾ TRỒNG LƯỠI HỔ BẠC TRIỆU
Cây lưỡi hổ hiện nay đang được rất nhiều các cơ quan, gia đình sử dụng để làm cảnh, trang trí văn phòng, cổng, ban công. Cây lưỡi hổ không chỉ mang lại những ý nghĩa về phong thủy, về y học mà còn mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho bà con. Sau đây Nông Nhàn xin giới thiệu bà con về cây lưỡi hổ cũng như thu nhập bạc triệu từ giống cây cảnh này.
Giới thiệu cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ còn có tên gọi khác là hổ thiệt, hổ vĩ, lưỡi cọp. Cây lưỡi hổ thuộc loài thực vật có hoa trong họ Măng tây. Tên khoa học : Sansevieria trifasciata. Nguồn gốc cây xuất phát từ vùng nhiệt đới ở Tây Phi, cây có khả năng chịu khô hạn và nóng rất tốt. Cây có khả năng sống rất bên bỉ, ngay cả khi cây ít có ánh sáng mặt trời.
Đặc điểm cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ là một lại cây thực vật, mọng nước, không phải loại thân bò, cây được mọc thẳng đứng từ gốc lên. Chiều cao của cây là khoảng từ 30 đến 80 cm, có thân rễ. Lá cây thì cứng, dày, mọc thành các cành chìa ra từ gốc, dạng giáo hẹp, có khoảng 5 đến 6 bụi trên cây.
Lá cây thường có màu xanh đậm, kết hợp với màu xanh bóng. Ngoài ra còn có 2 dải màu vàng kéo từ gốc đến ngọn cua cây. Hoa của cây có màu trắng lục nhạt, dài khoảng 3 đến 4 cm, có 6 cánh thuôn và mềm mại. Hoa lưỡi hổ khá mềm mại, ngược lại với sự cứng cáp của cây. Tuy nhiên rất ít khi gặp hoa của loài cây này.
Cách nhân giống lưỡi hổ ( trồng cây)
Nhân giống cây lưỡi hổ khá đơn giản. Để nhân giống bà con có thể chọn cách tách bụi lấy những đoạn thân hoặc rễ có mầm hoặc giâm bằng lá. Để giâm tốt nhất là vào mùa xuân đến hè, chọn lá khỏe, xanh non cắt ngang gốc. Chôn 1 nửa khúc lá vào chậu cảnh, hoặc đất, đặt chậu ở nơi nóng, nhiều ánh sáng. Thỉnh thoảng tưới cây để cho cây nhanh mọc mầm, ra rễ.
Ngoài cách giâm bà con có thể chọn một lá non khỏe và có màu đẹp để cắt ngang sát gốc. Khi cắt bà con nên cắt thành khúc dài 5cm và để tự liền sẹo. Sau đó trồng các khúc khoảng 1/2 chậu (theo chiều gốc dưới ngọn trên). Khi mới trồng bạn nên tưới ít nước và đặt chậu cảnh ở nơi có nhiều ánh sáng và nhiệt độ cao.
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ
Do khả năng sống và chịu hạn rất tốt, nên cây không cần tưới nhiều, chỉ khi đất khô mới cần tưới. Đối với mùa hè thì có thể tưới 1 tuần trên lần, còn vào mùa đông có thể 1 tháng trên 1 lần, tùy vào khí hậu. Tuy nhiên cần đảm bảo cây khô và thoáng nước.
Đất để trồng cây tốt nhất là loại đất có tính kiềm, khô cằn hoặc đất pha cát. Bà con trồng cây trong nhà thì nên chọn loại đất hỗn hợp gồm có phù sa sông với xỉ than, mùn cưa, xơ dừa và một số phân hữu cơ để tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của cây.
Không nên để cây dưới ánh nắng gay gắt liên tục cả ngày, để chúng ở những nơi vừa phải râm và mát. Điều kiện cây phát triển mạnh mẽ là từ 22 đến 30 độ. Đây là loài cây không chịu được lạnh. Nên thời tiết dưới 10 độ C thì bạn cần chăm sóc kỹ càng hơn. Ngoài ra bạn cần bón phân để cây phát triển mạnh. Nên vệ sinh lau lá cây để cây có khả năng trao đổi chất.
Tác dụng của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ ngoài dùng để trang trí nhà cửa tạo không gian sống. Nó còn có những ý nghĩa về tâm linh. Cây lưỡi hổ còn có tác dụng trong việc chữa trị bệnh cho con người.
Lọc không khí
Cây Lưỡi Hổ có tính năng lọc không khi rất tốt. Nó là một trong những loài cây có khả năng lọc không khí ngay cả vào ban đêm. NASA đã nghiên cứu và công bố về tác dụng của cây lưỡi hổ. Đó là việc thanh lọc rất tốt không khí và hấp thụ 107 độc tố. Đặc biệt là khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm không khí, môi trường quanh ta.
Một trong số số chất mà cây có thể lọc được là formaldehyde (HCHO) và nitrogen oxide (NO) ( đây là các độc tố gây lên bệnh ung thư) khoảng 0.938 grams trên giờ. Lưỡi hổ là loại cây có khả năng tăng cường oxy vào ban đêm (thực vật CAM).
Ý nghĩa phong thủy
Cây Lưỡi Hổ ngoài tác dụng, lợi ích về góp phần cải thiện sức khỏe thì còn có một ý nghĩa phong thủy rất lớn. Việc lựa chọn cây để trang trí cho văn phòng, nơi ở vị trí đặt cũng là một điều vô cùng ý nghĩa. Một trong những vị trí đặt tốt nhất hợp phong thủy là hướng Đông và Đông Nam.
Cây lưỡi hổ mang ý nghĩa đuổi tà
Ngoài đuổi ma quỷ, trừ tà, chống lại những điều đen tối, bùa chú, cây lưỡi hổ còn thể hiện sự tiến lên, sự quyết tâm thành công, ý trí chiến đấu. Mang lại lộc tài, sự an cư thịnh vượng cho gia chủ.
Tác dụng chữa trị bệnh của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có thể chữa nhiều loại bệnh như sau:
- Chảy máu chân răng: Giã lá lưỡi hổ + muối vắt nước pha nước ấm để ngậm. Khoảng 2 lần/tuần sẽ giảm chảy máu chân răng.
- Chảy mủ tai: Giã 1 lá sau đó vắt nước và nhỏ vào tai. Ngày 1 lần, tuần 3 ngày.
- Chữa rắn cắn (khi không chạy cấp cứu kịp): Lấy 2_4 lá lưỡi hổ vò nát cho vào khoảng 1_2 lít nước lọc hoặc nước sôi để nguội cho lá đã vò nát vào tiếp tục vò cho ra hết nước. Rồi cho người bị rắn cắn uống no thì thôi. Uống liên tục cách 15 – 30 phút lại cho uống tiếp, gọi là uống thay ăn. Lúc đói có thể uống nước đường hoặc sữa và không ăn gì nữa. Lúc nào thấy khỏe rồi thì ăn uống bình thường và tiếp tục uống tiếp khoảng 5 – 10 ngày nữa.
Lưỡi hổ bạc triệu
Với nhu cầu cây xanh văn phòng lớn như hiện nay cùng với công chăm sóc ít, ít sâu bệnh hai thì cây lưỡi hổ sẽ là lựa chọn để nâng cao kinh tế cho những mãnh đất khó trồng cây nông sản. Cứ mỗi 100m2 đất, mật độ trồng là: 1.000 cây/100m2 sau một năm sẽ được khoảng 7.000 – 8.000 gốc. Giá bán cho mỗi cây lưỡi hổ 3 – 4 lá cao 30 – 40 cm là: 5.000 – 6.000 VNĐ
Tính sơ cho một năm đến một năm rưỡi 100m2 sẽ cho thu nhập: 35.000.000 ~ 48.000.000 VNĐ
Nơi thu mua
Hiện nay do nhu cầu cây cảnh văn phòng, cây xanh sân vườn cao nên rất nhiều công ty cây cảnh thu mua trải dài từ miền Tây lên trên Tây Nguyên như: Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Lâm Đồng…đặc biệt là thị trường TP. HCM.
Bà con có thể liên hệ với các cửa hàng cây xanh để trở thành nhà cung cấp lâu dài từ đó trồng xoay vòng và cung cấp quanh năm.
Trên đây là những chia sẻ của Nông Nhàn về cây lưỡi hổ cho thu nhập bạc triệu, hy vọng bà con sẽ có cái nhìn đa dạng hơn về những cây trồng có thể cho thêm thu nhập. Đa dạng hóa loại cây trồng sẽ giúp bà con không bị động trong việc tạo ra nguồn thu nhập hoặc tận dụng những vùng đất khó canh tác nông sản để trồng cây cảnh, không bỏ không đất trống.
Hẹn gặp lại bà con trong những chia sẻ cây trồng tiếp theo!